KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTRONG TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. BỘ MÔN: NGỮ VĂN 9 (Trang 55 - 57)

- GV khuyến khích động viên HS, bổ sung hướng dẫn cho HS cách biểu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Các truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam tuy đã có sự tiếp nối các thể tương tự trong văn học trung đại nhưng đã có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. Đề tài được mở rộng, hướng tới mọi mặt của đời sống con người, khơng bị gị bó vào mục đích giáo huấn đạo lý thơng thường. Nghệ thuật tự sự và miêu tả có những đổi mới rất cơ bản. Tự sự đa dạng và có thể thay đổi điểm nhìn, vai kể, đến vai trị người kể chuyện, từ việc sử dụng những thủ pháp miêu tả đến sự đổi mới về ngôn ngữ, câu văn. Nhân vật trong truyện ngắn trong văn bản tự sự hiện đại Viêt Nam được nhìn nhận và miêu tả trong tính cá thể, nghĩa là mang đặc điểm, tính cách, tâm trạng và số phận của từng cá nhân, mang tính tiêu biểu. Các biện pháp nghệ thuật này rất đa dạng

và phong phú, việc làm thế nào để có thể giúp cho người GV có thể khai thác tốt hơn giá trị của văn bản, làm thế nào để HS hiểu rõ được những gì mà tác giả đã thể hiện và truyền đạt là một điều rất khó khăn. Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục

truyền thống, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” và đặc biệt một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục trong năm học 2014 -2015 là đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, rèn cho các em kĩ năng thực hành. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, việc hướng dẫn HS tìm hiểu hay, cái đẹp của các biên pháp nghệ thuật trong các tác phẩm để từ đó các em có năng lực cảm thụ văn học tốt, có năng lực sáng tạo văn học, có tư duy trừu tượng, có kĩ năng sống tốt, biết yêu cái đẹp, u gia đình u q hương đất nước và có thái độ sống tích cực ...là một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng.

Với tâm huyết của một GV dạy văn, u văn, đã nhiều năm gắn bó với nghề, tơi rất buồn về thực trạng hiện nay rất nhiều HS ngại và chán học văn, có năng khiếu văn chương nhưng lại chú trọng mơn học khơng phải là sở trường của mình. Chính vì vậy, đề tài mà tơi đề xuất và thực hiện với một lí do duy nhất là giúp dạy và học tốt mơn ngữ văn THCS trong tình trạng HS có biểu hiện lười học văn, sống thực dụng, cơ chế, tâm hồn khô cằn, yếu kém kiến thức và kĩ năng sống.

Trong quá trình nghiên cứu, dạy thực nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả tốt đẹp. Và sau đó tơi đã trình bày báo cáo thành chun đề Đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV toàn huyện trong năm học 2014 -2015. Đề tài của tôi đã được đồng nghiệp rất tâm đắc. Rất mong sáng kiến của tôi được GV đón nhận để chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, các hình thức tổ chức hoạt động cho HS và các vấn đề cần lưu ý để thực sự đổi mới về phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất

lượng dạy học văn trong trường THCS hiện nay đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại.

Một phần của tài liệu BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTRONG TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. BỘ MÔN: NGỮ VĂN 9 (Trang 55 - 57)