Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế tại chi cục thuế huyện hoài nhơn (Trang 53 - 71)

7. Bố cục đề tài

2.3.2. Kết quả khảo sát

2.3.2.1 Môi trường kiểm soát

- Theo dữ liệu thứ cấp

Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn đang từng bước nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động thu thuế đang trong quá trình cải cách đổi mới bằng việc kê khai thuế điện tử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công việc, cải cách thủ tục hành chính của ngành theo mô hình một cửa.

Hiện tại Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn bao gồm 09 đội thuế, thực hiện theo quyết định 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thuể của các đội thuế thuộc Chi cục, trong đó mỗi đội giữ một vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Phần đông cán bộ công chức đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với công việc được giao, hiện tại có 60 người, trong đó biên chế: 55 người, hợp đồng: 5 người. Số cán bộ công chức có trình độ Đại học 40 người, Cao đẳng 02 người, Trung cấp 13 người, khác 5 người. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hàng năm Chi cục Thuế đều tổ chức các buổi tập huấn các chính sách mới cho toàn bộ công chức trong Chi cục, cử cán bộ thuế tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do Cục thuế tổ chức, có kế hoạch tập huấn trao đổi kinh nghiệm giữa các đội thuế trong công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, nhằm nâng cao trình độ, đảm bảo công chức thuế đủ năng lực và phù hợp với công việc được giao.

Bên cạnh đó Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn tiến hành tổ chức tuyên truyền, quán triệt Luật Phòng chống tham nhũng, các nghị định của Chính

phủ và các văn bản liên quan về phòng chống tham nhũng. Kiểm tra giám sát các bộ phận tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân đúng quy trình, thủ tục hành chính không để xảy ra tình trạng tham nhũng, hạch sách gây phiền hà cho dân. Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của bộ phận “một cửa” tại Chi cục thuế nhằm giúp người nộp thuế nộp và nhận kết quả tại một nơi, tránh đi lại nhiều lần qua các bộ phận chức năng, đồng thời hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế.

- Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (dữ liệu sơ cấp)

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát yếu tố môi trường kiểm soát

CÂU HỎI Mức độ đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

I. Môi trường kiểm soát

1. Cơ quan xây dựng môi trường văn hóa giáo dục nhằm nâng cao sự chính trực và phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên.

0/55 (0%) 5/55 (9,1%) 11/55 (20%) 32/55 (58,2%) 7/55 (12,7%) 2. Các cán bộ nhân viên có đủ trình độ, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với từng nhiệm vụ của họ.

10/55 (18,2%) 2/55 (3,6%) 7/55 (12,7%) 24/55 (43,6%) 12/55 (21,8%)

3. Nhân sự trong cơ quan được phân công công việc theo đúng chuyên môn được đào tạo. 2/55 (3,6%) 7/55 (12,7%) 27/55 (49,1%) 15/55 (27,3%) 4/55 (7,3%)

4. Cơ quan luôn có cán bộ nhân viên sẵn sàng thay thế cho những vị trí quan trọng.

11/55 (20%) 23/55 (41,8%) 19/55 (34,5%) 2/55 (3,6%) 0/55 (0%)

5. Cơ quan thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

0/55 (0%) 5/55 (9,1%) 16/55 (29,1%) 34/55 (61,8%) 0/55 (0%)

6. Ban lãnh đạo thường xuyên chú trọng và quan tâm đến việc giám sát mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc của cán bộ nhân viên. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 5/55 (9,1%) 35/55 (63,6%) 15/55 (27,3%)

7. Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm của cơ quan.

0/55 (0%) 4/55 (7,3%) 10/55 (18,2%) 23/55 (41,8%) 18/55 (32,7%)

8. Quyền hạn và trách nhiệm được phân chia rõ ràng cho từng Đội thuế, từng bộ phận bằng văn bản. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 10/55 (18,2%) 40/55 (72,7%) 5/55 (9,1%)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, năm 2019)

Khảo sát đánh giá về nội dung tính chính trực và giá trị đạo đức từ yếu tố (1), Bảng 2.3 cho thấy các lựa chọn của các đáp viên đều đồng ý việc nâng cao ý thức xây dựng môi trường làm việc tích cực và quy chuẩn, tính chính trực và giá trị đạo đức được luôn được quan tâm, đa phần các ý kiến đều “đồng ý” cho biết việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử được giáo dục phổ biến và thường xuyên đến từng cán bộ công chức là cần thiết, cần có môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng lẫn nhau. Đối với công chức là lãnh đạo bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử thì còn phải có sự công minh, minh bạch trong công việc, giải quyết công việc trên tinh thần công bằng, đặt lợi ích chung lên hàng đầu, không chia bè phái, lợi ích nhóm.

Khảo sát đánh giá về nội dung cam kết về năng lực và chính sách nhân sự từ Yếu tố (2), Bảng 2.3 cho ta thấy các lựa chọn của đáp án viên đều cho ý kiến “đồng ý” thể hiện sự hài lòng về chính sách nhân sự của cơ quan cũng như trình độ năng lực của từng cán bộ trong cơ quan, tuy nhiên ở Yếu tố (2) có 10 người “hoàn toàn không đồng ý” chiếm tỷ lệ 18,2%, cho ta thấy rằng cũng có một số ít người chưa đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo nhiệm vụ của họ.

Yếu tố (3) có 27 người cho ý kiến “trung lập” chiếm tỷ lệ 49,1% cho ta thấy rằng đa số các ý kiến của các cán bộ chưa hài lòng về sự phân bổ công

việc phù hợp với chuyên môn của họ.

Yếu tố (4) có 23 người cho ý kiến “không đồng ý” chiếm tỷ lệ 41,8% cho ta thấy ở một vị trí nhiệm vụ công việc quan trọng ví dụ như nhiệm vụ công việc của một cán bộ tổng hợp báo cáo số liệu xin nghỉ phép dài hạn lúc đó sẽ không có người thay thế để đảm trách nhiệm vụ kịp thời, vì vậy đòi hỏi cơ quan cần phải quan tâm vấn đề này, Lãnh đạo cơ quan hay Đội trưởng cần phải nắm bắt được công việc của cán bộ nhân viên cấp dưới của mình để luôn sẵn sàng ứng phó những tình huống cấp thiết xảy ra.

Yếu tố (5) có 34 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,8% cho biết cơ quan thường xuyên quan tâm đào tạo về con người, thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ qua các buổi tập huấn cũng như các cuộc thi kiểm tra chất lượng cán bộ.

Yếu tố (6) có 35 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 63,6% và 15 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 27,3% cho biết đa số đều đồng tình việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tại cơ quan được giám sát chặt chẽ, thông thường khi giao kế hoạch nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện Ban lãnh đạo đều giao chỉ tiêu cụ thể, qua số thu thực hiện của cán bộ từ đó giám sát và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sẽ có mức khen thưởng, kỷ luật cũng nhân phân bổ nhân sự lại cho phù hợp.

Yếu tố (7) có 23 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 41,8% và 18 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 32,7% cho biết đa số đều đồng ý về cơ cấu tổ chức của cơ quan phù hợp với quy mô và đặc điểm của đơn vị, một số ý kiến “không đồng ý” là 4 người chiếm tỷ lệ 7,3% cho rằng chưa phù hợp nhưng không đáng kể.

Yếu tố (8) có 40 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 72,7% và 5 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 9,1% đa số đều đồng ý trong công tác quản lý thu thuế các Đội thuế đều được giao nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm của họ cũng gắn liền với nhiệm vụ được giao, được

hướng dẫn chỉ thị bằng văn bản cụ thể do cấp trên phê duyệt.

2.3.2.2 Đánh giá rủi ro

- Theo dữ liệu thứ cấp

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, đồng thời nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), tạo sự công bằng minh bạch trong thực hiện chính sách pháp luật thuế, ngành Thuế đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro. Bộ tiêu chí được chia thành 2 loại: Tiêu chí động bao gồm 21 tiêu chí và tiêu chí tĩnh (tiêu chí này do từng Cục thuế áp dụng bổ sung để phù hợp với tình hình quản lý ở địa phương).

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại về quy mô doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, tiêu chí tổng số thuế phát sinh...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế (tiêu chí về tỷ lệ giữa tổng số tiền nợ thuế với tổng số thuế đã nộp, tiêu chí số lượng các khoản nợ...)

- Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (dữ liệu sơ cấp)

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát yếu tố đánh giá rủi ro

CÂU HỎI Mức độ đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

II. Đánh giá rủi ro

9. Mục tiêu của cơ quan được truyền đạt đến các cán bộ nhân viên thông qua văn bản cụ thể. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 0/55 (0%) 48/55 (87,3%) 7/55 (12,7%)

10. Cơ quan đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng Đội, từng bộ phận. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 10/55 (18,2%) 34/55 (61,8%) 11/55 (20%)

11. Những rủi ro sẽ xảy ra và có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thuế như tính thuế không đúng thuế suất do cảm tính, do không nắm bắt rõ chính sách luật thuế được nhận dạng thường xuyên.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 0/55 (0%) 49/55 (89%) 6/55 (11%)

12. Rủi ro về thuế như trốn lậu thuế, tiền thuế nợ của Doanh nghiệp bỏ trốn được cơ quan đánh giá và phân tích để đặt ra những tiêu chí cho việc điều chỉnh cách thức quản lý, kiểm tra cũng như huấn luyện tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên và phân bổ vị trí phù hợp.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 6/55 (10,9%) 34/55 (61,8%) 15/55 (27,3%)

13. Khi phát hiện rủi ro xảy ra Ban Lãnh Đạo cùng các cán bộ tham mưu cùng nhau thảo luận để đặt ra những tiêu chí và những biện pháp khắc phục rủi ro.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 17/55 (30,9%) 30/55 (54,5%) 8/55 (14,6%)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, năm 2019)

Từ kết quả khảo sát, Bảng 2.4 cho ta thấy ý kiến của các đáp viên như sau Yếu tố (9) có 48 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 87,3% và 7 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 12,7% cho ta thấy đa số đều đồng ý cơ quan hàng tháng, hàng quý, trong các cuộc hợp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm các cán bộ công chức đều được quán triệt những mục tiêu, kế hoạch cụ thể, được cơ quan hướng dẫn, truyền đạt đến tất cả cán bộ bằng văn bản.

Yếu tố (10) có 34 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,8% và 11 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 20% đa số đều đồng ý trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Lãnh đạo cơ quan luôn có những hoạch định, đặt ra những mục tiêu, giao kế hoạch thu, nhiệm vụ thu cho từng bộ phận, cho từng đội thuế.

cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 11% đa số đều đồng ý những rủi ro sẽ xảy ra và có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thu thuế như tính thuế không đúng thuế suất do cảm tính,do không nắm bắt rõ chính sách luật thuế được nhận dạng thường xuyên điển hình như các cán bộ Đội thuế liên xã quản lý hộ kinh doanh theo dạng khoán thuế thường để xảy ra tình trạng ấn định thuế bừa bãi không đúng thực tế hoặc tương ứng với doanh thu, áp mức thuế suất không đúng ngành nghề kinh doanh, tình trạng áp dụng chính sách thuế còn hiểu nhầm, ưu đãi miễn giảm sai quy định.

Yếu tố (12) có 34 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,8% và 15 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 27,3% đa số đều đồng ý việc rủi ro về thuế như trốn lậu thuế, tiền thuế nợ của Doanh nghiệp bỏ trốn được cơ quan đánh giá và phân tích để đặt ra những tiêu chí cho việc điều chỉnh cách thức quản lý, kiểm tra cũng như huấn luyện tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên và phân bổ vị trí phù hợp.

Yếu tố (13) có 30 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 54,5% và 8 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 14,6% đa số đều đồng ý khi phát hiện rủi ro xảy ra Ban Lãnh Đạo cùng các cán bộ tham mưu cùng nhau thảo luận để đặt ra những tiêu chí và những biện pháp khắc phục rủi ro. Có rất nhiều tiêu chí để cơ quan Thuế áp dụng để đánh giá, tùy theo tình hình quản lý mỗi địa phương thì Cục Thuế ở địa phương đó áp dụng bộ tiêu chí riêng phù hợp.

Tại Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn, tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại về quy mô doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, chi phí và lợi nhuận, tiêu chí tổng số thuế phát sinh...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, không kê khai thuế, khai thuế không chính xác, khai nhầm, kê

khai sai...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế (tiêu chí về tỷ lệ giữa tổng số tiền nợ thuế với tổng số thuế đã nộp, tiêu chí số lượng các khoản nợ...), nhóm tiêu chí về tình hình tài chính (tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tiêu chí tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tiêu chí về khả năng thanh toán...), các tiêu chí này đều được xem xét phân tích theo dõi xử lý bằng phần mềm quản lý kê khai, nộp thuế, theo dõi nợ thuế, phần mềm phân tích tỷ suất...)

2.3.2.3. Hoạt động kiểm soát

- Theo dữ liệu thứ cấp

Thủ tục phân quyền và xét duyệt: Thực hiện nguyên tắc này nhằm tránh việc quyền hạn tập trung quá nhiều vào một số người, dễ nảy sinh tiêu cực trong quản lý.Trách nhiệm và quyền hạn được phân công cụ thể cho từng cấp quản lý. Uỷ quyền là cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt. Chi cục trưởng ủy quyền cho các Chi cục phó quản lý các đội, ký ủy quyền thông báo kết quả nộp thuế gửi đơn vị để đôn đốc việc nộp thuế. Việc ủy quyền cho từng cấp quản lý nhằm phát huy năng lực của từng người quản lý, giúp cho người quản lý nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và hiệu quả của hoạt động thu đạt tỷ lệ cao nhất.

Phân chia trách nhiệm, thủ tục bất kiêm nhiệm: Để giảm thiểu rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Đặc biệt là trong quá trình thu, từ lúc đơn vị đăng ký thuế ban đầu, nộp tờ khai đến việc quản lý nợ và kiểm tra DN không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế tại chi cục thuế huyện hoài nhơn (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)