7. Bố cục đề tài
1.2. Đặc điểm Kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế
KSNB quy trình thu thuế cũng được xây dựng cơ bản trên 5 yếu tố cấu thành của KSNB, tuy nhiên mục tiêu KSNB quy trình thu thuế đặt trọng tâm vào mục tiêu tuân thủ của KSNB khu vực công.
Môi trường kiểm soát
Chúng ta nhận thấy rằng , môi trường kiểm soát là nền tảng của KSNB trong mọi hoạt động, có một môi trường kiểm soát hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp cho nhà quản lý kiểm soát tốt công việc của đơn vị mình.
vụ cho lợi ích của Quốc gia. Người làm công tác thu thuế phải xác định mục tiêu phục vụ của chính mình, đối tượng phục vụ chủ yếu của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc.
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu thuế, lãnh đạo tốt thì sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh.
Cơ cấu tổ chức phù hợp giúp hoạt động thu thuế của Chi cục Thuế hiệu quả hơn, hạn chế gian lận thuế.
Chính sách nhân sự về khen thưởng, kỷ luật đúng quy định sẽ khích lệ tinh thần, ý thức làm việc của công chức Thuế trong hoạt động thu thuế
Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và của đội ngũ nhân viên được phát huy sẽ giảm thiểu tình trạng thông đồng, móc ngoặc với người nộp thuế, tăng nguồn thu thuế cho cơ quan thuế
Năng lực nhân viên thường xuyên được quan tâm đào tạo, nâng cao đảm bảo cho hoạt động thu thuế được thực hiện trôi chảy.
Đánh giá rủi ro
Việc nhận dạng các rủi ro và đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình thu thuế là một bộ phận quan trọng của hệ thống KSNB. Tại Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn việc đánh giá các rủi ro được thực hiện qua các tiêu chí đánh giá như: không đăng ký thuế, chậm đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai thuế, không kê khai thuế, chậm nộp thuế… nhằm giảm thiểu gian lận về thuế, trốn thuế và thất thu thuế.
Hoạt động thu thuế liên quan đến 2 đối tượng chính: Một là cơ quan thu thuế: Ban hành chính sách thuế và tổ chức bộ phận thu thuế và hai là các tổ chức, cá nhân nộp thu. Trong hoạt động thu thuế thường xảy ra nhiều rủi ro, một trong những phân loại rủi ro cơ bản là rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong.
Rủi ro bên ngoài thường gắn liền với đối tượng nộp thuế như các tổ chức có hành vi trốn thuế, các tổ chức không trốn thuế nhưng mất khả năng nộp thuế như: phá sản, thiên tai, hỏa hoạn,.... Một số rủi ro bên ngoài còn do các chính sách thuế ở tầm vĩ mô thay đổi tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia,....
Rủi ro bên trong:
Rủi ro bên trong thường gắn liền với đối tượng là cơ quan thuế, có thể các quy định thu thuế chưa phù hợp, không rõ ràng, chồng chéo làm cho đối tượng nộp thuế hiểu nhầm.
Đội ngũ nhân viên thu thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp móc ngoặc với đối tượng nộp thuế, gây tổn thất thuế,....
Doanh nghiệp với các hành vi gian lận thuế, khai sai tiền thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được hoàn.
Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế của doanh nghiệp nhằm làm phát sinh tăng chi phí, làm giảm lợi nhuận trước thuế và giảm số thuế phải nộp.
Công chức thuế kiểm tra, phát hiện hành vi khai sai, trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế nhưng không tiến hành truy thu thuế vào ngân sách mà lại thông đồng để tư lợi cá nhân.
Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được hình thành dựa trên những chính sách và những thủ tục giúp đảm bảo sự chị đạo của nhà quản lý để giảm thiểu, đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị.
Hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên ngoài
Để phát hiện các đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế; khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế công chức thuế cần kiểm tra hồ sơ khai thuế trong kỳ và đối chiếu hồ sơ khai thuế với các kỳ trước. So sánh các chỉ tiêu doanh thu, chi phí
phát sinh và số thuế phải nộp giữa các kỳ tính thuế, làm căn cứ để đối phó với các rủi ro có thể phát sinh.
Hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên trong
Để phát hiện đội ngũ nhân viên thu thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp móc ngoặc với đối tượng nộp thuế, gây tổn thất thuế, lãnh đạo cơ quan thuế luôn quan tâm tổ chức đối thoại với người nộp thuế, lắng nghe ý kiến của người nộp thuế về thái độ, tác phong làm việc của công chức Thuế. Đồng thời kiểm tra mức độ sai phạm, số tiền truy thu, phạt theo quyết định xử lý của đoàn kiểm tra qua các kỳ kiểm tra. Nếu phát hiện hành vi sai phạm của công chức Thuế thực hiện xử lý nghiêm theo quy định.
Thông tin và truyền thông
Để thực hiện mục tiêu của KSNB thông tin và truyền thông là một yếu tố quan trọng giúp cho Nhà Lãnh đạo nắm bắt công việc một cách chính xác và đưa ra những quyết định phù hợp.
Thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên ngoài
Thông tin về doanh thu, chi phí và thuế phải nộp hoặc thuế được hoàn trên tờ khai thuế.
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế trên các quyết định kiểm tra qua các kỳ kiểm tra
Thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp từ các phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp cùng ngành nghề và từ các đối tác của doanh nghiệp.
Thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên trong
Thông tin về số thuế truy thu, phạt trên các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chi cục Thuế phát hành.
Thông tin về thái độ, tác phong làm việc của công chức Thuế đối với người nộp thuế từ Doanh nghiệp hoặc từ các đồng nghiệp trong cơ quan Thuế.
Giám sát
Hoạt động giám sát đóng vai trò quan trọng cho việc tuân thủ của cán bộ nhân viên trong cơ quan, được Ban lãnh đạo quan tâm và cần thiết để kiểm soát và điều hành công việc trong tổ chức, giúp cho Ban lãnh đạo nhận thấy được sự tuân thủ các quy định của cán bộ cấp dưới của mình nhằm chấn chình và điều phối công việc hiệu quả hơn.
Tóm lại KSNB quy trình thu thuế được thực hiện tuân thủ đầy đủ từ việc tuyên truyền pháp luật thuế, hướng dẫn chính sách đến việc thực hiện tính thuế, thu thuế, kiểm tra thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế đều được kiểm soát thực hiện cơ bản qua 5 yếu tố KSNB.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về lý thuyết kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992 cập nhật đến 2013, tương tự theo báo cáo COSO tác giả cũng trình bày một số nội dung cơ bản của tài liệu về KSNB theo INTOSAI 1992 cập nhật đến 2013 vận dụng áp dụng KSNB trong khu vực công.
Với mỗi một hoạt động công đều có những đặc điểm riêng của nó cho nên muốn xây dựng tốt hệ thống KSNB thì phải cần phù hợp với công tác quản lý thu thuế. Khi hệ thống KSNB mang lại hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt 5 yếu tố cấu thành đó là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
Một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp cho cơ quan đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên bất kỳ hệ thống KSNB nào cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, vì vậy khi thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cần phải quan tâm để tối thiểu những hạn chế này.
Mang tính kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả dựa vào công cụ đánh giá KSNB theo INTOSAI 1992 cập nhật 2013 để đánh giá thực trạng KSNB quy trình thu thuế tại Chi cục Thuế nhằm xác định những điểm mạnh và hạn chế trong việc thiết kế và vận hành KSNB tại đơn vị.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HOÀI NHƠN