Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế tại chi cục thuế huyện hoài nhơn (Trang 57 - 60)

7. Bố cục đề tài

3.2.2. Đánh giá rủi ro

- Theo dữ liệu thứ cấp

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, đồng thời nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), tạo sự công bằng minh bạch trong thực hiện chính sách pháp luật thuế, ngành Thuế đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro. Bộ tiêu chí được chia thành 2 loại: Tiêu chí động bao gồm 21 tiêu chí và tiêu chí tĩnh (tiêu chí này do từng Cục thuế áp dụng bổ sung để phù hợp với tình hình quản lý ở địa phương).

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại về quy mô doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, tiêu chí tổng số thuế phát sinh...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế (tiêu chí về tỷ lệ giữa tổng số tiền nợ thuế với tổng số thuế đã nộp, tiêu chí số lượng các khoản nợ...)

- Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (dữ liệu sơ cấp)

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát yếu tố đánh giá rủi ro

CÂU HỎI Mức độ đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

II. Đánh giá rủi ro

9. Mục tiêu của cơ quan được truyền đạt đến các cán bộ nhân viên thông qua văn bản cụ thể. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 0/55 (0%) 48/55 (87,3%) 7/55 (12,7%)

10. Cơ quan đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng Đội, từng bộ phận. 0/55 (0%) 0/55 (0%) 10/55 (18,2%) 34/55 (61,8%) 11/55 (20%)

11. Những rủi ro sẽ xảy ra và có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thuế như tính thuế không đúng thuế suất do cảm tính, do không nắm bắt rõ chính sách luật thuế được nhận dạng thường xuyên.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 0/55 (0%) 49/55 (89%) 6/55 (11%)

12. Rủi ro về thuế như trốn lậu thuế, tiền thuế nợ của Doanh nghiệp bỏ trốn được cơ quan đánh giá và phân tích để đặt ra những tiêu chí cho việc điều chỉnh cách thức quản lý, kiểm tra cũng như huấn luyện tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên và phân bổ vị trí phù hợp.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 6/55 (10,9%) 34/55 (61,8%) 15/55 (27,3%)

13. Khi phát hiện rủi ro xảy ra Ban Lãnh Đạo cùng các cán bộ tham mưu cùng nhau thảo luận để đặt ra những tiêu chí và những biện pháp khắc phục rủi ro.

0/55 (0%) 0/55 (0%) 17/55 (30,9%) 30/55 (54,5%) 8/55 (14,6%)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, năm 2019)

Từ kết quả khảo sát, Bảng 2.4 cho ta thấy ý kiến của các đáp viên như sau Yếu tố (9) có 48 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 87,3% và 7 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 12,7% cho ta thấy đa số đều đồng ý cơ quan hàng tháng, hàng quý, trong các cuộc hợp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm các cán bộ công chức đều được quán triệt những mục tiêu, kế hoạch cụ thể, được cơ quan hướng dẫn, truyền đạt đến tất cả cán bộ bằng văn bản.

Yếu tố (10) có 34 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,8% và 11 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 20% đa số đều đồng ý trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Lãnh đạo cơ quan luôn có những hoạch định, đặt ra những mục tiêu, giao kế hoạch thu, nhiệm vụ thu cho từng bộ phận, cho từng đội thuế.

cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 11% đa số đều đồng ý những rủi ro sẽ xảy ra và có thể xảy ra trong hoạt động quản lý thu thuế như tính thuế không đúng thuế suất do cảm tính,do không nắm bắt rõ chính sách luật thuế được nhận dạng thường xuyên điển hình như các cán bộ Đội thuế liên xã quản lý hộ kinh doanh theo dạng khoán thuế thường để xảy ra tình trạng ấn định thuế bừa bãi không đúng thực tế hoặc tương ứng với doanh thu, áp mức thuế suất không đúng ngành nghề kinh doanh, tình trạng áp dụng chính sách thuế còn hiểu nhầm, ưu đãi miễn giảm sai quy định.

Yếu tố (12) có 34 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 61,8% và 15 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 27,3% đa số đều đồng ý việc rủi ro về thuế như trốn lậu thuế, tiền thuế nợ của Doanh nghiệp bỏ trốn được cơ quan đánh giá và phân tích để đặt ra những tiêu chí cho việc điều chỉnh cách thức quản lý, kiểm tra cũng như huấn luyện tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên và phân bổ vị trí phù hợp.

Yếu tố (13) có 30 người cho ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ 54,5% và 8 người cho ý kiến “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 14,6% đa số đều đồng ý khi phát hiện rủi ro xảy ra Ban Lãnh Đạo cùng các cán bộ tham mưu cùng nhau thảo luận để đặt ra những tiêu chí và những biện pháp khắc phục rủi ro. Có rất nhiều tiêu chí để cơ quan Thuế áp dụng để đánh giá, tùy theo tình hình quản lý mỗi địa phương thì Cục Thuế ở địa phương đó áp dụng bộ tiêu chí riêng phù hợp.

Tại Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn, tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại về quy mô doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, chi phí và lợi nhuận, tiêu chí tổng số thuế phát sinh...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, không kê khai thuế, khai thuế không chính xác, khai nhầm, kê

khai sai...); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế (tiêu chí về tỷ lệ giữa tổng số tiền nợ thuế với tổng số thuế đã nộp, tiêu chí số lượng các khoản nợ...), nhóm tiêu chí về tình hình tài chính (tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tiêu chí tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tiêu chí về khả năng thanh toán...), các tiêu chí này đều được xem xét phân tích theo dõi xử lý bằng phần mềm quản lý kê khai, nộp thuế, theo dõi nợ thuế, phần mềm phân tích tỷ suất...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ quy trình thu thuế tại chi cục thuế huyện hoài nhơn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)