Mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện a lưới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3.5. Mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư

3.3.5.1. Mức độ hài lòng của người dân về địa điểm bố trí của khu tái định cư

Việc tái định cư cho các hộ dân bị di dời của dự án thủy điện A Lưới được bố trí tại xã Hồng Thượng và xã Hồng Hạ. Nhìn chung, điểm TĐC được bố trí gần các trục đường giao thông, thuận lợi cho việc xây dựng điện lưới nông thôn và các công trình công cộng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với vị trí bố trí tái định cư tại khu TĐC xã Hồng Thượng và khu TĐC xã Hồng Hạ là không giống nhau. Số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về vị trí tái định cư

STT Tên khu TĐC Điểm đánh giá

trung bình Mức độ hài lòng

1 Khu tái định cư xã Hồng Hạ 4,19 Hài lòng

2 Khu tái định cư xã Hồng Thượng 1,07 Không hài lòng

Nguồn: Số liệu, phỏng vấn hộ, 2020

Số liệu tại bảng 3.14 và kết quả phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy, các hộ dân tại khu TĐC xã Hồng Hạ hài lòng về địa điểm bố trí TĐC với điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert là 4,19 điểm. Lý do là khu TĐC xã Hồng Hạ có đất đai bằng phẳng, thuận lợi để làm nhà ở và đất vườn.

Trong khi đó tại khu TĐC xã Hồng Thượng, điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert của người dân về vị trí bố trí tái định cư chỉ đạt 1,07 điểm. Điều này cho thấy người dân không hài lòng về địa điểm bố trí tái định cư. Nguyên nhân là do địa điểm bố

trí tái định cư có đất xấu, không bằng phẳng; bị ngập úng vào mùa mưa; xung quanh có hố bom; xa trung tâm xã, xa đường Hồ Chí Minh đồng thời sát rừng, núi hoang vu. Bên cạnh đó, điểm bố trí đất ở sát với sông A Sáp nên thường xảy ra ngập úng và các hộ ở sát sông dễ bị cô lập vào mùa mưa.

3.3.5.2. Mức độ hài lòng của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu TĐC đã được triển khai thực hiện, bao gồm các hệ thống đường giao thông, hệ thống điện trung hạ thế, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thủy lợi, nhà ở, trường học mẫu giáo, trường học tiểu học, trường trung học cơ sở, nhà họp thôn, trạm y tế. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư tại khu TĐC xã Hồng Thượng và khu TĐC xã Hồng Hạ đều thấy không hài lòng về hệ thống cơ sở hạ tầng của khu TĐC. Số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với hệ thống

cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

STT Tên khu tái định cư Điểm đánh giá

trung bình Mức độ hài lòng

1 Khu tái định cư xã Hồng Hạ 1,07 Không hài lòng 2 Khu tái định cư xã Hồng Thượng 1,1 Không hài lòng

Nguồn: Số liệu, phỏng vấn hộ, 2020

Số liệu tại bảng 3.15 và kết quả phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy, tại khu tái định cư xã Hồng Hạ, với điểm đánh giá trung bình của các hộ dân về hệ thống cơ sở hạ tầng theo thang đo LiKert chỉ là 1,07 điểm. Điều này cho thấy người dân không hài lòng về vấn đề này, nguyên nhân là do nhiều tuyến giao thông nội bộ đã bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nhà họp thôn, trạm y tế, trường học, hệ thống thủy lợi…chưa được quan tâm xây dựng.

Tại khu tái định cư xã Hồng Thượng, điểm đánh giá trung bình của các hộ dân về cơ sở hạ tầng theo thang đo LiKert là 1,1 điểm. Điều này cho thấy người dân cũng không hài lòng về hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. Cụ thể, trong tổng số 72 hộ được phỏng vấn có đến 65 hộ cho biết họ không hài lòng về cơ sở hạ tầng của khu TĐC. Nguyên nhân là do hiện tại khu tái định cư xã Hồng Thượng vẫn thiếu trường cấp 2, thiếu sân thể thao, thiếu chợ; thiếu trạm y tế không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó còn các công trình khác của khu TĐC như đường giao thông đã bị xuống cấp, nhà họp thôn đã bị hư hỏng lại thiếu sân bê tông, thiếu hàng rào và thiếu công trình phụ, hệ thống nước sinh hoạt và sản xuất chưa đảm bảo.

Để thấy rõ hơn mức độ hài lòng của người dân, đề tài tiến hành khảo sát sự đánh giá của họ về chất lượng của một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu với đời sống người dân tại khu tái định cư so với nơi ở cũ. Số liệu được thể hiện tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát người dân về chất lượng của một số công trình

tại khu tái định cư so với nơi ở cũ

Đơn vị tính: %

Công trình Ý kiến đánh giá

Khu tái định cư xã Hồng Hạ

Khu tái định cư xã Hồng Thượng

Đường giao thông

Tốt hơn 7,7 2,78 Như cũ 7,7 1,39 Kém hơn 84,6 95,83 Hệ thống điện Tốt hơn 88,46 95,83 Như cũ 11,54 4,17 Kém hơn 0 0 Hệ thống nước sinh hoạt Tốt hơn 7,7 98,61 Như cũ 15,38 1,39 Kém hơn 76,92 0 Hệ thống nước phục vụ sản xuất Tốt hơn 0 0 Như cũ 0 0 Kém hơn 100 100

Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, năm 2020

Số liệu tại bảng 3.16 và kết quả phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy:

- Đối với hệ thống đường giao thông: Có đến 84,6% các hộ dân được khảo sát tại khu TĐC xã Hồng Hạ và 95,83% số hộ dân được khảo sát tại khu TĐC xã Hồng Thượng đánh giá rằng, hệ thống đường giao thông của khu tái định cư có chất lượng kém hơn so với nơi ở cũ của họ. Lý do, theo người dân các tuyến đường tại khu tái định cư có bề rộng hẹp, nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhưng đến nay vẫn chưa được được sửa chữa, nâng cấp. Do vậy đã gây ảnh hưởng và gây mất an toàn trong lưu thông của người dân.

- Đối với hệ thống điện: Đa số người dân được khảo sát đều đánh giá hệ thống điện của cả hai khu tái định cư đều tốt hơn so với nơi ở cũ của họ. Lý do là tại hai khu tái định cư, hệ thống điện được lắp đặt và kéo đến từng nhà của các hộ dân. Bên cạnh đó, một số tuyến đường của hai khu tái định cư cũng được lắp đặt hệ thống điện chiếu

sáng, trong khi đó, tại nơi ở cũ người dân không có hệ thống điện chiếu sáng ở các tuyến đường.

- Đối với hệ thống nước sinh hoạt:

Tại khu tái định cư xã Hồng Hạ có 76,92% hộ đánh giá chất lượng nước sinh hoạt kém hơn nơi ở cũ. Lý do là, tại nơi ở cũ nhiều hộ dân đã sử dụng nước sạch đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khi chuyển đến ở tại khu tái định cư, hệ thống nước sinh hoạt ở đây là nước tự chảy (chưa có người quản lý), đường ống dẫn nước xa, nước không đảm bảo chất lượng, thiếu nước vào mùa hè và nước bị đục, bẩn vào mùa mưa. Đến nay, người dân đã nhiều lần kiến nghị đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền nhưng đoạn đường ống bị hỏng vẫn chưa được quan tâm sửa chữa.

Ở khu tái định cư xã Hồng Thượng, có 98,61% các hộ được điều tra phỏng vấn đánh giá hệ thống và chất lượng nước sinh hoạt tại nơi ở mới tốt hơn so với nơi ở cũ. Lý do là, ở khu TĐC đã có hệ thống nước sạch đảm bảo an toàn, chất lượng tốt và cung cấp đầy đủ nước cho các hộ dân sử dụng, còn ở nơi ở cũ thì hơn 90% số hộ dân cho biết là hộ dùng nước giếng tự đào và lấy nước từ khe suối.

- Đối với hệ thống nước phục vụ sản xuất: 100% số hộ dân được khảo sát tại hai khu tái định cư đều đánh giá rằng hệ thống nước phục vụ cho sản xuất tại khu TĐC là kém hơn so với nơi ở cũ. Lý do, là khu TĐC xã Hồng Hạ thiếu hoàn toàn hệ thống kênh mương dẫn nước, người dân phải tận dụng nước mưa hoặc nước phục vụ cho sinh hoạt để phục vụ cho trồng trọt. Trong khi đó, tại khu tái định cư xã Hồng Thượng mặc dù đã có hệ thống đường mương dẫn nước về khu vực sản xuất, tuy nhiên thường xuyên thiếu nước (đặc biệt vào mùa hè), nước tưới không đảm bảo dẫn đến chất lượng và sản lượng các cây trồng thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

3.3.5.3. Mức độ hài lòng của người dân đối với đất ở và nhà ở được giao để tái định cư

* Đối với đất ở

Việc giao đất ở cho các hộ dân bị di dời của dự án thủy điện A Lưới được thực hiện theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên trên cùng một diện tích bằng nhau là 500 m2, diện tích được giao đủ để xây dựng nhà ở và các công trình phụ thiết yếu. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối vớiđất ở được giao tại 2 khu TĐC là không giống nhau. Số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về diện tích đất ở được

giao tại khu tái định cư

1 Khu tái định cư xã Hồng Hạ 4,5 Rất hài lòng 2 Khu tái định cư xã Hồng Thượng 1,23 Không hài lòng

Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, năm 2020

Số liệu tại bảng 3.17 và kết quả phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy, tại khu tái định cư xã Hồng Hạ người dân rất hài lòng về diện tích đất ở được cấp để tái định cư với điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert là 4,5 điểm. Lý do là 26 hộ dân trước khi được bố trí vào khu tái định cư xã Hồng Hạ đều là những hộ không có đất ở, họ ở chung nhà với bố mẹ, anh em hay một số ít là làm nhà tạm trên đất mượn của họ hàng, anh em… Do vậy, khi được cấp 500 m2 đất, họ đã dành một phần diện tích để làm nhà, phần diện tích còn lại để làm chuồng trại chăn nuôi và trồng hoa màu để cải thiện đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Khác với người dân tại khu tái định cư xã Hồng Hạ, các hộ dân tại khu tái định cư xã Hồng Thượng không hài lòng về diện tích đất ở được cấp (điểm đánh giá trung bình chỉ là 1,23 điểm). Nguyên nhân là do các hộ dân này đã có đất ở ổn định tại nơi ở cũ. Để xây dựng dự án thủy điện A Lưới, họ phải trả đất cho Nhà nước đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất đến nhà cửa và tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên, khi được bố trí vào ở tại khu TĐC, một số hộ có diện tích đất ở được cấp ít hơn so với diện tích đất nơi ở cũ; một số hộ có vị trí được cấp không bằng phẳng, đất nhiều sỏi đá, thấp trũng nên bị ngập úng vào mùa mưa, đất có hố bom, đất quá xấu, bạc màu. Những lý do này dẫn đến 65 trong tổng số 72 hộ được khảo sát đánh giá rằng họ không hài lòng về đất ở được cấp.

* Đối với nhà ở

Việc khảo sát mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nhà ở được giao chỉ được thực hiện tại khu tái định cư xã Hồng Thượng. Nguyên nhân là do tại khu tái định cư này người dân được chủ đầu tư dự án bàn giao nhà để ở. Trong khi đó, ở khu tái định cư xã Hồng Hạ, người dân tự xây dựng nhà ở với sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước (5 triệu/ hộ) với hình thức là hỗ trợ cột xi măng để làm nhà và hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện với mức 12 triệu/ hộ để làm công trình vệ sinh.

Kết quả phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy, người dân tại khu tái định cư xã Hồng Thượng thấy không hài lòng về chất lượng nhà ở với điểm đánh giá trung bình theo thang đo Likert là 1,02 điểm. Lý do là vì sau một thời gian sử dụng một số nhà đã bị nứt nẻ, sụt lún, xuống cấp, có nhà cửa đóng không được…Với những lý do nêu trên khi được phỏng vấn có đến 71/72 hộ thấy không hài lòng về chất lượng nhà ở được giao. Người dân nơi đây đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị về chất lượng nhà ở với Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng và Công ty thủy điện Miền Trung nhưng công tác giải quyết,

sửa chữa thực hiện chậm và vẫn chưa được quan tâm… Do đó, để đảm bảo cuộc sống các hộ dân có điều kiện kinh tế đã phải tự bỏ thêm kinh phí để nâng cấp, sửa chữa lại.

3.3.5.4. Mức độ hài lòng của người dân về diện tích và chất lượng đất sản xuất được giao

* Đối với diện tích đất sản xuất

Việc khảo sát mức độ hài lòng của người dân về diện tích đất sản xuất được giao chỉ được thực hiện tại khu tái định cư xã Hồng Thượng. Nguyên nhân là do tại khu tái định cư xã Hồng Thượng đã được giao đất sản xuất. Trong khi đó, hiện nay các hộ dân ở khu tái định cư xã Hồng Hạ vẫn chưa được giao đất sản xuất.

Đến thời điểm hiện nay các hộ ở TĐC xã Hồng Hạ chưa được giao đất sản xuất nên đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn vì không có đất để sản xuất phát triển kinh tế. Do không có đất sản xuất nên đa số các hộ, đều phải đi làm thuê để có nguồn thu nhập phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

Tại khu tái định cư xã Hồng Thượng người dân không hài lòng về diện tích đất sản xuất được giao với điểm đánh giá theo thang đo Likert là 1,31 điểm. Nguyên nhân là do ranh giới liền kề của các thửa đất chưa được xác định rõ ràng; đất ruộng cấp chưa có bờ thửa, chưa có nước dẫn vào ruộng; mặt ruộng không bằng phẳng nên gây khó khăn cho việc sản xuất của người dân.

* Về chất lượng đất sản xuất

Đất sản xuất đã được giao cho các hộ dân khu TĐC xã Hồng Thượng. Tuy nhiên, chất lượng đất xấu, không phù hợp cho đất sản xuất nông nghiệp còn xã Hồng Hạ vẫn chưa được giao đất sản xuất.

Vì thế, mà việc khảo sát mức độ hài lòng của người dân về chất lượng đất sản xuất được giao chỉ được thực hiện tại khu tái định cư xã Hồng Thượng. Qua kết quả khảo sát, người dân không hài lòng về chất lượng đất sản xuất ở TĐC với điểm đánh giá theo thang đo Likert là 1,08 điểm. Nguyên nhân vì phần lớn đất sản xuất ở đây bạc màu, sỏi đá không thể canh tác, nhiều diện tích bị bỏ hoang không đưa vào sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp thường xuyên thiếu nước do hệ thống kênh mương thủy lợi bị hư hỏng. Sản xuất bấp bênh, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng tái định cư rất khó khăn. Hiện nay tại khu TĐC xã Hồng Thượng, có 15 ha đất sản xuất lúa nước. Diện tích này có chất lượng rất xấu, lẫn nhiều đá, không có bờ thửa, không có đường mương dẫn nước do khu vực này có địa hình cao hơn so với nguồn nước dẫn về đồng ruộng. Mặc dù trong nhiều năm qua được sự quan tâm giúp đỡ, cải tạo, đào đắp, lượm bỏ sỏi đá từ nhiều tổ chức, hệ thống chính trị xã hội từ xã đến huyện quan tâm nhưng 15 ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện a lưới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)