Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống và sản xuất của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện a lưới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3.4. Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống và sản xuất của người dân

m2 và diện tích nhiều nhất là 2000 m2. Có sự khác biệt về diện tích này là do diện tích đất sản xuất cụ thể giao cho từng hộ được xác định dựa vào diện tích đất sản xuất quy đổi tại nơi ở cũ. Do đó các hộ dân có đất sản xuất bị thu hồi nhiều thì sẽ được giao nhiều diện tích đất sản xuất tại nơi tái định cư so với các hộ có ít diện tích đất sản xuất bị thu hồi hơn. Các loại đất giao cho các hộ dân tái định cư tại xã Hồng Thượng chủ yếu là đất trồng cây hằng năm khác và đất trồng lúa. Việc giao đất sản xuất tại khu tái định cư được thực hiện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên sau đó giao cho các hộ với diện tích đã được quy đổi so với nơi ở cũ. Tiến độ giao đất sản xuất cho các hộ dân được thể hiện ở bảng 3.12

Bảng 3.12. Thời gian giao đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư

tại xã Hồng Thượng

STT Nội dung Số lượng (hộ) Thời gian

1 Số hộ được giao đất sản xuất đợt 1 114 8/2012

2 Số hộ được giao đất đợt 2 115 8/2013

Tổng 259

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2013

Số liệu tại bảng 3.12 cho thấy, tính đến nay thì việc giao đất sản xuất cho các hộ dân tại khu tái định cư xã Hồng Thượng đã thực hiện xong, việc giao đất được thực hiện thành hai đợt vào tháng 8 năm 2012 (đợt 1) và đợt 2 là tháng 8 năm 2013. Điều này cho thấy việc giao đất sản xuất cho các hộ dân TĐC thực hiện còn chậm vì các hộ dân đã vào ở tại khu TĐC từ năm 2011.

Bên cạnh tiến độ giao đất diễn ra chậm thì đất sản xuất giao cho người dân còn một số vấn đề cần quan tâm như các thửa ruộng chưa có bờ thửa; hệ thống nước tưới chưa được xây dựng, độ màu mỡ của đất không tốt (đá sỏi nhiều); đất trồng cây hoa màu và đất lâm nghiệp chưa giao cụ thể cho người dân khu tái định cư nói riêng và các hộ dân xã Hồng Thượng nhận đổi đất tại khu vực định canh cho người dân (các hộ đã đổi đất từ năm 2008 đến nay vẫn chưa có đất sản xuất); diện tích được giao chưa rõ ràng giữa các hộ được đền bù và các hộ được cấp đất dẫn đến tranh chấp mâu thuẫn vẫn xảy ra và kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm. Những vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất của người dân nơi đây.

3.3.4. Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống và sản xuất của người dân dân

3.3.4.1. Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống của người dân

Hiện nay tất cả các hộ dân bị di dời do ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới đã vào sinh sống tại khu tái định cư xã Hồng Hạ và khu tái định cư xã Hồng Thượng thuộc huyện A Lưới. Để đánh giá được sự ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống và sản xuất của người dân, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 98 hộ dân tái định cư bằng bảng hỏi đã được soạn sẵn. Trong đó, số hộ dân được phỏng vấn tại khu tái định cư xã Hồng Thượng là 72 hộ và số hộ dân được phỏng vấn tại khu tái định cư xã Hồng Hạ là 26 hộ. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở hình 3.3

Hình3.3. Đánh giá của người dân về đời sống tại khu tái định cư

Qua số liệu tại hình 3.3 cho thấy đời sống của các hộ dân tại hai khu tái định cư vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu tái định cư xã Hồng Thượng. Cụ thể:

Tại khu tái định cư xã Hồng Thượng có đến 95,83% số hộ dân được phỏng vấn đánh giá rằng đời sống của họ kém hơn, 4,17% hộ dân cho rằng đời sống của họ giống nơi ở cũ và không có hộ dân nào đánh giá đời sống của họ là tốt hơn so với nơi ở cũ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này, là do các hộ dân này đã có nhà cửa, đất sản xuất ổn định tại nơi ở cũ. Sau khi bị thu hồi đất và chuyển đến ở tại khu tái định cư xã Hồng Thượng mặc dù có hệ thống đường giao thông được bê tông tuy nhiên khi người dân vào ở được 6 tháng thì một số đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Trạm y tế tại khu tái định cư đã được xây dựng xong, nhưng không có đội ngũ y, bác sỹ nên trạm y tế không thể phục vụ cho việc khám và chữa bệnh cho người dân. Do vậy, khi cần khám và chữa bệnh thì người dân phải đến trạm y tế xã Hồng Thượng nằm cách khu tái định cư hơn 6 km hoặc về khám chữa bệnh tại trạm xã Phú Vinh (cách khu tái định cư hơn 4 km). Tại khu tái định cư có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, các trường này được bàn giao sử dụng từ năm 2011 đến nay phòng học và nhà vệ sinh đã xuống cấp. Riêng trường

0 20 40 60 80 100 Khu TĐC Hồng Hạ Khu TĐC Hồng Thượng 19.23 0 73.08 4.17 7.69 95.83

Tốt hơn nơi ở cũ Như cũ Kém hơn nơi ở cũ

trung học cơ sở năm 2015 đã chuyển cho Hội người mù huyện A Lưới làm điểm tổ chức các lớp học nghề cho hội viên người mù, nên hiện nay nên con em của các hộ dân đang học bậc trung học cơ sở phải đi học ở trường cách xa hơn 7 km so với nơi ở. Bên cạnh đó, mặc dù nước sinh hoạt cơ bản được đưa về đến tận hộ gia đình tuy nhiên hệ thống nước còn chập chờn và có đoạn đã xuống cấp nên đã làm ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân. Ngoài ra, do các hộ dân được chuyển từ các xã khác nhau đến tái định cư tại xã Hồng Thượng nên có sự khác biệt về dân tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo. Điều này không giống như nơi ở cũ của họ nên cũng làm cho đời sống tinh thần của người dân bị ảnh hưởng.

Khác với khu tái định cư xã Hồng Thượng, kết quả điều tra cho thấy có 19,23% hộ dân tại khu tái định cư xã Hồng Hạ cho rằng đời sống của họ tốt hơn; 73,08 % cho rằng giống nơi ở cũ và chỉ có 7,69% đánh giá đời sống của họ kém hơn nơi ở cũ. Lý do là phần lớn các hộ dân trước khi về tái định cư ở xã Hồng Hạ đều là những hộ nghèo ở chung với bố mẹ hoặc anh em, họ không có đất ở và đất sản xuất nên gặp rất nhiều khó khăn về đời sống. Do vậy, khi được đến ở tại khu tái định cư và được cấp đất ở để làm nhà, mặc dù không có đất sản xuất và phải đi làm thuê để kiếm sống nhưng phần lớn các hộ dân này đánh giá rằng đời sống của họ đã tốt hơn so với nơi ở cũ.

3.3.4.2. Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến sản xuất của người dân

Các hộ dân tái định cư do ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới tại xã Hồng Thượng và xã Hồng Hạ chủ yếu làm nông nghiệp (chiếm khoảng 98%) và một số ít hộ kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ người dân sinh sống xung quanh.

Trước khi chuyển về khu tái định cư, 259 hộ dân tại khu tái định cư xã Hồng Thượng đều đã sản xuất ổn định trên diện tích đất của họ tại nơi ở cũ. Khi được chuyển về tái định cư tại xã Hồng Thượng, do tiến độ giao đất sản xuất chậm nên các hộ dân này bị thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó, một số diện tích đất sản xuất đã được giao nhưng người dân chưa đưa vào sử dụng hoặc đã đưa vào sử dụng nhưng với hiệu quả rất thấp do đất chưa có bờ thửa; chưa có nước dẫn vào ruộng; mặt ruộng không bằng phẳng; đất quá xấu, cằn khô sỏi đá không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Lý do này đã làm cho 100% số hộ được điều tra đều đánh giá rằng việc sản xuất của họ tại khu tái định cư là kém hơn so với nơi ở cũ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến trong thời gian qua một số hộ dân ở xã Hồng Thượng đã tự vào rừng chặt phá để làm nương rẫy. Vị trí rừng bị chặt phá tập trung tại khu vực khe Truôn và khe Ca Voah thuộc địa bàn xã Hồng Thượng quản lý với diện tích khoảng 2,7 ha.

Riêng các hộ dân được bố trí tái định cư tại xã Hồng Hạ không được giao đất sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chuyển về sinh sống tại khu tái định cư thì các hộ này cũng là những hộ phụ, sống chung cùng với bố mẹ hoặc anh, em nên cũng không có đất sản

xuất riêng. Lý do này đã làm cho 100% số hộ được khảo sát cho rằng tình hình sản xuất của họ không có gì thay đổi so với nơi ở cũ. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về tình hình sản xuất tại khu tái định cư

STT Ý kiến đánh giá

Khu tái định cư xã Hồng Hạ

Khu tái định cư xã Hồng Thượng Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Tốt hơn nơi ở cũ 0 0 0 0 2 Như cũ 26 100 0 0 3 Kém hơn nơi ở cũ 0 0 72 100 Tổng 26 100 72 100 Nguồn: Số liệu, phỏng vấn hộ, 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện a lưới tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)