Kinh nghiệm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

chính quyền địa phương của Thái Lan

Tháng 11 năm 1999, Thái Lan ban hành một đạo luật quan trọng về phân cấp là Luật Kế hoạch và trình tự phân cấp (Act of Decentralization Plan and Procedures). Căn cứ vào đạo luật này, một uỷ ban đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan chính phủ, CQĐP và giới chun mơn, có tên gọi là Uỷ ban Phân cấp quốc gia đã được thành lập và có nhiệm vụ đề ra kế hoạch phân cấp và cũng qui định rõ chức năng, quyền hạn hành chính, thu thuế và phí giữa CQTƯ và CQĐP.

Về hình thức, ở Thái Lan có ba cấp chính quyền là CQTƯ, chính quyền tỉnh và chính quyền cơ sở. Nhưng về thực chất, có 5 kiểu cơ quan tự chủ địa phương: ở thành thị có thành phố, quận (tiếng Thái là Thesaban), ở nơng thơn có các Cơ quan hành chính tỉnh, cơ quan hành chính xã (Tambon) và các uỷ ban vệ sinh môi trường hay cịn gọi là các hạt vệ sinh. Mỗi hình thức cơ quan tự chủ địa phương này đều hoạt động theo một đạo luật riêng. Những hình thức cơ quan tự chủ địa phương của Thái Lan đã tồn tại từ lâu, kể từ hiến pháp quân chủ lập hiến đầu tiên của Thái Lan năm 1933. Mặc dù ở Thái Lan cũng có huyện nhưng huyện khơng phải là cơ quan hành chính độc lập mà thuộc thẩm quyền hành chính của Cơ quan hành chính tỉnh.

Điểm đáng chú ý trong quá trình phân cấp của Thái Lan là sự thành lập các CQĐP ở cơ sở với tư cách là cơ quan tự chủ, hay còn gọi là Tambon, tương đương như xã ở Việt Nam. Điểm đáng chú ý nữa là những cơ quan tự chủ địa phương này hoạt động độc lập với nhau và chỉ chịu sự giám sát của CQTƯ thông qua Cục CQĐP thuộc Bộ Nội vụ.

Đạo luật phân cấp đã cố gắng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tự chủ địa phương. Chẳng hạn như trong lĩnh vực dịch vụ cơng, Cơ quan hành chính Xã có nhiệm vụ: 1) cải tạo và duy tu đường sá, nước và nước thải, 2) dịch vụ công 3) xây dựng và duy tu bảo dưỡng, cịn Cơ quan hành chính Tỉnh có nhiệm vụ 1) điều phối và phối hợp các Cơ quan tự chủ địa hương khác trong vùng, 2) cải tạo và duy tu các kênh đường thủy trong đất liền kết nối với các khu vực tự chủ địa phương khác, 3) thiết lập và duy trì hệ thống xử lý nước thải thống nhất, 4) hỗ trợ chính phủ hay các cơ quan tự chủ địa phương khác trong việc phát triển địa phương.

Đạo luật phân cấp cũng qui định rõ mọi nhiệm vụ, chức năng hay trách nhiệm nào thuộc phạm vi trách nhiệm của CQTƯ nếu trùng với những chức năng của CQĐP qui định trong luật phân cấp thì phải được chuyển giao cho CQĐP.

Tuy nhiên, vẫn cịn có nhiều điểm trùng nhau trong chức năng và quyền hạn giữa các cơ quan CQĐP. Ví dụ cả cơ quan hành chính tỉnh và cơ quan hành chính xã đều có nhiệm vụ phát triển cơng nghiệp, du lịch, văn hố, thể thao địa phương, bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương, phịng chống thiên tai, duy trì an ninh khu vực, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Về phân cấp ngân sách, CQĐP được thu khá nhiều loại thuế. Chẳng hạn như Cơ quan hành chính xã được phép thu thuế nhà đất, thuế GTGT, thuế hàng hóa và các loại phí sử dụng.

Thành cơng nổi bật của phân cấp ở Thái Lan là tăng tính tự chủ của chính quyền cơ sở, mà trong đó phải kể đến tự chủ trong chi tiêu với nguồn thu tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu tăng lên của CQĐP là nhờ có khoản ngân sách và tài trợ tăng lên được chuyển đồng thời với các nhiệm vụ từ CQTƯ xuống. Nội dung công việc chủ yếu liên quan đến những những khoản chi tiêu cho những dịch vụ cơng có qui mơ nhỏ như cải tạo đường sá, cầu cống, kênh mương thuỷ lợi, cấp và thoát nước. Việc chuyển giao quyền hạn thu thuế vẫn chưa được thực hiện.

Mặc dù vậy, sự chi phối của CQTƯ đối với CQĐP ở Thái Lan vẫn cịn rất mạnh. Có thể nói “tỉnh” ở Thái Lan khơng hẳn là một cơ quan hành chính địa phương mà chỉ là một cơ quan đóng tại cơ sở của CQTƯ và chịu trách nhiệm giám sát CQĐP trong phạm vi tỉnh đó.

Một điểm cần chú ý nữa là Tambon (xã) được coi là đơn vị hành chính độc lập nhưng dân số thường quá nhỏ, năng lực tài chính yếu nên phân cấp thường dẫn đến cung cấp dịch vụ công không hiệu quả theo qui mô.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w