Giải pháp đổi mới phân cấp nhiệm vụ ch

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

Việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho ngân sách các cấp ở địa phương cần cụ thể, rõ ràng và ổn định; đồng thời, thực hiện đồng bộ việc xây dựng định mức phân bổ vốn và đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách, trong

đó:

Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh gồm: Các dự án có tính chun ngành cao, quy mơ lớn, các dự án (cơng trình) có liên quan tới quy hoạch vùng, các dự án có liên quan đến nhiều huyện thị, các dự án phải đảm bảo tính đồng bộ… Trong đó, thực hiện ưu tiên bố trí các dự án theo mục tiêu, cơ cấu đầu tư thuộc kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn, hàng năm theo lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp huyện gồm: Các dự án cơng trình hạ tầng kỹ thuật: Điện, đường, nước, cây xanh, lát vỉa hè, điện chiếu sáng riêng lẻ trên địa bàn, xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện, xã… trong phạm vi địa giới hành chính của đơn vị cấp huyện và địa giới hành chính 02 xã trở lên.

- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã gồm: Các khoản chi từ nguồn ngân sách, nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật trong địa giới hanh chính cấp xã.

Về cơ chế đặc thù đối với cấp huyện đầu tư một số cơng trình kết cấu hạ tầng thuộc cấp Thành phố quản lý bằng nguồn vốn cân đối ngân sách cấp huyện. Thực tiễn đặt ra tại một số địa bàn, dự án thuộc Thành phố quản lý theo phân cấp nhưng Thành phố chưa có khả năng cân đối bố trí trong kế hoạch đầu tư cơng trung hạn; trong khi dự án đó rất cấp thiết cần thực hiện đầu tư và cấp huyện có khả năng cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án. Quốc hội có thể xem xét cấp phép cơ chế đặc thù cho Thành phố Hà Nội trong đó cho phép cấp huyện đầu tư một số cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuộc cấp Thành phố quản lý bằng nguồn vốn cân đối ngân sách cấp huyện.

Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên

từng cấp ngân sách theo hướng: nhiệm vụ chi ngân sách cấp Thành phố đảm bảo kinh phí hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ cho ngân sách cấp huyện đảm bảo hoạt động của phòng giáo dục đào tạo và các đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi của ngân sách xã đảm bảo kinh phí hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

Theo thực tế hiện nay thì các trường mầm non, trường tiểu học phù hợp với trình độ quản lý của chính quyền cấp huyện và nên giao nhiệm vụ chi của 02 cấp này cho ngân sách cấp huyện. Đối với các cấp học còn lại sẽ là nhiệm vụ chi của ngân sách cấp Thành phố.

- Chi sự nghiệp y tế: Lĩnh vực y tế gồm hai nhiệm vụ chính đó là khám chữa bệnh và phòng bệnh. Về cơ bản, cơng tác y tế là một nhiệm vụ địi hỏi sự thống nhất về chuyên môn rất cao, do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Vì vậy, lĩnh vực này cần sự quản lý chung của Thành phố và ngân sách cấp Thành phố sẽ chịu trách nhiệm chính đối với chi sự nghiệp y tế. Bên cạnh đó, Thành phố cũng nên phân cấp một số nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho cấp huyện để triển khai nhanh chóng đến người dân.

Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp thành phố đảm bảo hoạt động của các bệnh viện thuộc thành phố quản lý, sự nghiệp y tế thuộc thành phố, các phòng khám đa khoa khu vực. NS cấp huyện đảm bảo nhiệm vụ chi của các trung tâm y tế, bệnh viện thuộc cụm dân cư, khu vực, sự nghiệp y tế thuộc huyện và chi cho các trạm y tế xã

- Chi bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước (cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội..), nên phân cấp theo hướng ngân sách các cấp đảm nhận nhiệm vụ chi đối với các cơ quan đơn vị thuộc cấp của mình.

- Chi sự nghiệp kinh tế: Nên phân định chi tiết nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách trong việc đảm bảo các hoạt động sự nghiệp kinh tế do chính quyền từng cấp quản lý và phải rà soát, dự kiến đầy đủ các nhiệm vụ phát

sinh, tránh trường hợp quy định chưa bao quát hết các công việc cần làm, dẫn đến lúng túng, triển khai chậm khi có nhiệm vụ được giao.

Ngân sách cấp Thành phố đảm bảo nhiệm vụ chi sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các cơng trình thuỷ lợi thuộc Thành phố quản lý; khuyến công, khuyến nông, chi khoanh ni bảo vệ phịng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính; quy hoạch sử dụng đất đai, kiểm kê đất đai, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường tỉnh lộ; đối ứng các chương trình kinh tế - xã hội; triển khai cơng tác phịng chống, khắc phục bão lũ khi có thiên tai lớn, diện rộng...

Ngân sách cấp quận, huyện đối với các quận thì các nhiệm vụ chi như cấp thoát nước, chiếu sáng, kiến thiết thị chính do ngân sách Thành phố đảm nhiệm; đối với các huyện, thị xã thuộc nhóm 2 thực hiện chi hỗ trợ giống cây, giống con, miễn giảm thuỷ lợi phí, hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hố triển khai trên phạm vi huyện; chi sự nghiệp nông lâm thuỷ lợi, sự nghiệp giao thơng, kiến thiết thị chính, sự nghiệp đơ thị do huyện quản lý; chi duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường huyện lộ, liên xã; chi cho công tác quy hoạch thị tứ, thị trấn, kiến thiết thị chính...

Ngân sách cấp xã đảm bảo chi sự nghiệp giao thông, kiến thiết thị tứ, đô thị, chi cơng tác khuyến nơng, lâm, ngư, chi phịng chống lụt bão, hỗ trợ thuỷ lợi nhỏ, chi duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cơng trình cấp thốt nước công cộng do cấp xã quản lý.

- Chi đảm bảo xã hội: Ngồi việc thực hiện các chính sách như trợ giúp các đối tượng xã hội, cần phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp quận, huyện để thực hiện các chính sách về an sinh xã hội khác theo chỉ đạo của trung ương, các chính sách của địa phương như hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ nghèo, kinh phí thăm hỏi tặng quà ngày tết nguyên đán... Đồng thời tạo

cho ngân sách cấp dưới có nguồn lực vật chất để chủ động triển khai thực hiện.

- Chi sự nghiệp môi trường: nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện nay là yêu

cầu cấp bách, đòi hỏi phải được các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Để thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả thì khơng chỉ là nhiệm vụ của chính quyền Thành phố mà cần được sự ủng hộ đông đảo mọi tầng lớp dân cư, gắn với nó thì u cầu ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp xã cũng cần được phân bổ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của mình quản lý. Ngân sách cấp xã cần đảm bảo nhiệm vụ công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường tới các thôn, cụm dân cư, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, sửa chữa nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước thuộc phạm vi quản lý...; Ngân sách cấp quận thì cơng tác thu gom, vận chuyển, xử lý môi trường do thành phố đảm nhiệm; các huyện, thị xã n có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường và thu gom xử lý rác thải tập trung, các hoạt động về môi trường liên quan đến nhiều xã...; ngân sách thành phố có trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, khảo sát, báo cáo, cảnh báo lập dự án, đề án về môi trường, các hoạt động quản lý chất thải, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ mơi trường liên quan đến nhiều huyện, có quy mơ lớn, phức tạp địi hỏi có trình độ nghiệp vụ và thiết bị, phương tiện kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 67 - 71)