chính quyền địa phương của Trung Quốc
Hệ thống NSNN của Trung Quốc bao gồm ngân sách trung ương và bốn cấp ngân sách địa phương: NS cấp tỉnh gồm có 31 đơn vị (22 tỉnh, 4 khu đơ thị trực thuộc trung ương và 5 vùng tự trị); NS cấp đơ chính (hơn 300 đơn vị); NS cấp phủ (hơn 2100 đơn vị) và NS cấp trấn. Cấp chính quyền tỉnh có thẩm quyền đối với các cấp dưới tỉnh.
Q trình chuyển đổi thị trường bắt đầu vào cuối những năm 70 đã nâng cao vai trò của các địa phương. Khi cải cách kinh tế đạt được những tiến bộ thì sự thay đổi trong cấu phần chi tiêu và giá cả tương đối đã chuyển gánh nặng chi tiêu công cộng lên vai của chính quyền địa phương. Sự điều chỉnh này dẫn tới sự thay đổi hơn nữa trong vận hành của chính quyền, nhưng Ttrung Quốc chưa bao giờ thơng qua một chính sách phân cấp chính quyền chính thức.
Phân cấp chính quyền ở Trung Quốc là theo hướng cải cách kinh tế chứ khơng phải theo q trình phân cấp chính quyền cụ thể. Trong suốt mấy thập kỷ qua. Trung Quốc đã chuyển đổi từ một hệ thống phi tập trung sâu sắc đến một hệ thống có các nhân tố uỷ quyền và giao quyền. Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm hơn trong việc chi tiêu tài chính cho việc mở rộng các chức năng của họ trong nguồn thu riêng, cả chính thức và phi chính thức, tạo cho họ quyền tự quyết hơn, ngoại trừ trong một số ngành có tiêu
chuẩn bắt buộc về dịch vụ công.
Ở Trung Quốc quyền tự quyết ở cấp độ địa phương nói chung là rất yếu. Ngân sách địa phương là do cơ quan lập pháp cùng cấp phê duyệt, nhưng mối liên hệ về thứ bậc ngân sách, việc thiếu quyền tự quyết về thuế tại địa phương, các chỉ thị của cấp cao hơn và nguồn tài trợ riêng, phần nào cũng làm suy giảm quyền tự quyết này.
Khi cải cách kinh tế được xúc tiến và chính quyền địa phương trở thành lực lượng chi phối nguồn thu của khu vực cơng, thì Trung Quốc đã ban hành Hệ thống phân chia Thuế phi tập trung năm 1994 và tiếp tục điều chỉnh hệ thống này năm 2002. Nguồn thu ngân sách địa phương bao gồm nguồn thuế phân chia – với những tỉ lệ tương đối mà đơi khi có thể đàm phán được – và một vài loại thuế đặc trưng của địa phương. Chính quyền cấp tỉnh gần như hoàn toàn tự do trong việc giao nguồn thu cho cấp dưới, dẫn đến việc trong cùng một nước có rất nhiều cách làm khác nhau.