Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 54 - 55)

Thứ nhất, đã đảm bảo các quy định pháp luật, phù hợp với phân cấp

quản lý kinh tế - xã hội của Thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế và xây dựng bộ máy chính quyền các cấp; Tạo tính đồng bộ trong quản lý điều hành ngân sách trên địa bàn Thành phố.

Thứ hai, tạo điều kiện nâng cao vai trị, trách nhiệm của các cấp chính

quyền cơ sở; Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn để các cấp chủ động và tự chịu trách nhiệm; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính-ngân sách. Xu hướng phân cấp quản lý NSNN cho các cấp ở thành phố Hà Nội đang ngày càng mạnh, thể hiện rõ nét trong việc phân cấp nhiều hơn cho các nhiệm vụ chi và nguồn thu ngân sách, tạo tính tự chủ cho NS cấp dưới. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách của Thành phố đã tạo chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.

Thứ ba, phân cấp tối đa nguồn thu cho quận, huyện, thị xã, góp phần

nâng cao tính năng động của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong quản lý, khai thác các nguồn thu trên địa bàn; Chủ động trong việc sử dụng nguồn lực ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi của cơ sở; Đảm bảo nguyên tắc khoản thu nào gắn với quận, huyện, thị xã quản lý phân cấp, điều tiết cho quận, huyện, thị xã hưởng. Cụ thể, Thành phố đã phân cấp tối đa số thu về quận, huyện, thị xã đối với nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp ngồi quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê mặt đất mặt nước, tiền sử dụng đất, các loại phí, lệ phí quận huyện thị xã quản lý.

Thứ tư, sự gia tăng phân cấp các nhiệm vụ chi thường xuyên và giao

quyền tự quyết nhiều hơn trong quản lý chi đầu tư XDCB cho chính quyền các cấp đã thúc đẩy hiệu quả phân bổ nguồn lực công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân thành phố.

Thứ năm, phân cấp các nguồn thu cho các cấp của Thành phố chú ý

nhiều hơn đến đặc điểm, tính chất các nguồn thu xét theo tiêu chuẩn hiệu quả và công bằng.

Thứ sáu, thu ngân sách địa phương đã đáp ứng các nhiệm vụ chi, đảm

bảo hoạt động thường xuyên của các cấp, các ngành, các chính sách an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng và trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Thứ bảy, phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội đã góp phần tăng

cường kỷ luật tài khóa, từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Thứ tám, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã góp phần nâng số

quận, huyện tự đảm bảo cân đối ngân sách trong giai đoạn 2017-2020 lên 10 đơn vị, tăng 3 đơn vị so với giai đoạn 2011-2016. Kết quả này đã khuyến khích Thành phố tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu; đồng thời, nâng cao tính chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 54 - 55)