Đổi mới cơ chế quản lý, phương thức hoạt động theo mô hình chính quyền đơ thị

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

chính quyền đơ thị

Đối với HĐND:

Đổi mới phương thức hoạt động cùa HĐND theo hướng thiết thực, phù hợp với đặc điểm của đô thị; cụ thể là :

- Đổi mới việc xây dựng Nghị quyết kỳ họp HĐND theo hướng gọn, rõ, cụ thể, chỉ đề cập đến những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp mình, khơng quyết lại những vấn đề cấp trên đã quyết.

- Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND, giành nhiều thời gian cho thảo luận, chất vấn, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đích thực là nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Đẩy mạnh thực hiện giám sát theo chuyên đề, coi trọng cơng tác giám sát. Tãng cường hình thức chất vấn trực tiếp của đại biểu HĐND cùng cấp và đại biểu HĐND cấp trên với người đứng đầu cơ quan hành chính quận, huyện, thị xã, phường, xã; quan tâm trọng tâm, trọng điểm của thành phố và địa phương; những vấn đề và những vấn đề dân sinh bức xúc, cử tri quan tâm.

- Đổi mới phương thức hoạt động của đại biểu HĐND và của các ban chun mơn cùa HĐND (nếu có) theo hướng thiết thực, thực chất, hiệu quả. Điều chỉnh số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND chuyên trách sát hợp với thực tế hoạt động của HĐND mỗi cấp, mỗi loại hình đơn vị hành chính.

- Đổi mới phương thức lựa chọn, bầu cử đại biểu HĐND, coi trọng năng lực, phẩm chất, uy tín, khơng cứng nhắc về cơ cấu đại biểu.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri thường xuyên, không chỉ theo định kỳ; lắng nghe và phản ảnh kịp thời những nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.

Đối với UBND các cấp:

Xác định rõ, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân người đứng đầu và từng thành viên UBND, khắc phục tình trạng đùn đầy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm trong quản lý, điều hành hành chính.

- Xác định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa các sở, ngành của thành phố với chính quyền quận, huyện, thị xã, cũng như giữa các phịng, ban chun mơn cùa chính quyền quận, huyện, thị xã với chính quyền xã, phường, thị trấn trong một số lĩnh vực đang còn chồng chéo, vướng mắc, bất hợp lý

như: quản lý đất đai, xây dựng, cảnh quan, môi trường, điện chiếu sáng, vỉa hè, lịng đường, các dịch vụ đơ thị khác...

- Phân định rõ công việc của UBND phường với công việc của Tổ trường tổ dân phố (ở đô thị) và giữa UBND xã với Trưởng thôn (ở nông thôn) sao cho mỗi tồ chức thực hiện đúng, đủ chức trách, nhiệm vụ của mình, khơng đùn đẩy cơng việc của chính quyền xã, phường cho Tổ trưởng tổ dân phố. Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn chỉ thực hiện những cơng việc có tính chất tự quản của cộng đồng dân cư, khơng thực hiện những cơng việc của quản lý hành chính nhà nước thuộc trách nhiệm của chính quyền xã, phường. Khơng hành chính hóa hoạt động của Trưởng thơn và Tổ trưởng tổ dân phố. Khắc phục quan niệm cho rằng Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn là cánh tay nối dài của chính quyền phường, xã; xây dựng quan hệ giữa chính quyền phường, xã với Tổ trường tổ dân phố, Trường thơn là quan hệ đối tác, phối hợp, bình đẳng, tạo thuận lợi cho hai bên cùng thực hiện có kết quả, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 71 - 73)