Giải pháp đổi mới phân cấp nguồn thu

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 63 - 67)

3.2.1.1. Tuân thủ nguyên tắc phân cấp quản lý thu ngân sách

Để đảm bảo phân cấp nguồn thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cần phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội và năng lực

quản lý thu ngân sách của mỗi cấp chính quyền cấp huyện, xã trên địa bàn. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý thu ngân sách do Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định trong từng thời kỳ. Thu ngân sách là công cụ không thể thiếu được của các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, phân cấp nguồn thu ngân sách phải phù hợp, nhằm đảm bảo điều kiện vật chất cho các cấp chính quyền địa phương thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Mặt khác, năng lực quản lý thu ngân sách của các cấp chính quyền cũng là một nhân tố cần được xem xét kỹ càng trước khi thực hiện phân cấp mạnh cho địa phương. Điều này sẽ hạn chế những tác động tiêu cực như đã bàn đến ở trên trong tiến trình phân cấp. Cần nâng cao năng lực của

các cấp chính quyền địa phương trong quản lý thu ngân sách trước khi phân cấp mạnh cho họ.

Thứ hai: Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp thành phố và vị trí độc lập của các cấp ngân sách quận, huyện trong hệ thống ngân sách của Thành phố.

Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp thành phố là một đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ vị trí, vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong việc cung cấp những hàng hố và dịch vụ cơng cộng có tính chất liên vùng giữ các địa phương trong thành phố. Hơn nữa, ngân sách cấp thành phố cịn có vai trị điều tiết, điều hồ đảm bảo công bằng giữa các địa phương trong thành phố.

Ngân sách cấp Thành phố tập trung đại bộ phận nguồn thu của thành phố và thực hiện các khoản chi chủ yếu của thành phố.

Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến phạm vi tồn thành phố, các chương trình, dự án cấp tỉnh, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mơ của thành phố, bảo đảm quốc phịng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những quận, huyện chưa cân đối được thu, chi ngân sách do ngân sách cấp thành phố đảm bảo.

Ngân sách cấp huyện, cấp xã được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội trong phạm vi quản lý ở địa phương mình.

Vị trí độc lập tương đối của nó được thể hiện qua cả ba khâu của chu trình ngân sách: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong phạm vi phân chia nguồn thu được ổn định trong năm năm, các quận, huyện được chủ động tìm các biện pháp tăng thu hợp pháp để phát triển kinh tế-xã hội, tăng khả năng tự cân đối ngân sách.

Xác định cơ cấu phù hợp giữa phần thu giành cho ngân sách cấp thành phố và phần thu giành cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, sao cho ngân sách cấp Thành phố ln ở trạng thái có thặng dư, ngân sách các quận đạt được cân đối thu chi, còn ngân sách các huyện, thị xã chỉ thiếu hụt ở mức vừa phải.X

Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp quản lý thu

ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương

Để giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các quận, huyện, trong quá trình phân cấp cần đảm bảo cơ chế điều hoà, bổ sung giữa cấp thành phố với quận, huyện, giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới. Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu là hai phương thức tài trợ mà chính quyền cấp trên sử dụng đối với chính quyền cấp dưới.

3.2.1.2. Phân nhóm phân cấp nguồn thu ngân sách của các cấp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quận, huyện, thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội nên phân loại thành 3 nhóm đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Việc chia nhóm để phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, để không tạo khoảng cách quá xa trong cùng một nhóm, bảo đảm tính đồng bộ chính sách.

Nhóm 1 gồm 12 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Đây là các đơn vị hành chính có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn lớn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đơ thị có sự gắn kết và phát triển tương đối đồng đều. Đối với các quận này, về cơ bản thu ngân sách đảm bảo cân đối chi ngân sách, vì vậy có thể giữ nguyên việc phân cấp nguồn thu như quy định hiện hành.

Nhóm 2 gồm 13 huyện và thị xã: Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xun, Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hịa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sóc Sơn, Mê Linh. Đây là những đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội kém hơn, nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn hạn chế, thuộc diện phải bổ sung cân đối ngân sách lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cịn thiếu và yếu thì phân cấp các nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn cho ngân sách quận, huyện, thị xã và ngân sách xã, phường, thị trấn. Nhóm này cần được cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước gắn kết và hòa nhập với hạ tầng đơ thị trung tâm. Nhóm các huyện, thị xã này

Thành phố cần giao mức thu, chi tối đa, nếu khơng cân đối được thì thành phố cấp bổ sung. Tăng thêm tỷ lệ phần trăm quận, huyện được hưởng từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu vực cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh để địa phương chủ động trong chi ngân sách.

Căn cứ vào khả năng phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã và nguồn thu NSNN phát sinh trong tương lai, khi đó có thể điều chỉnh giữa các địa phương thuộc nhóm 2, bổ sung vào nhóm 1 để phân cấp cho phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội từng vùng, từng thời kỳ

Nhóm 3 gồm các huyện đã được Thành phố phê duyệt Đề án lên quận bao gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đơng Anh, Thanh Trì, Đan Phượng. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cần theo nhóm để tập trung nguồn lực, trong đó 5 huyện đang thực hiện đề án lên quận cần đưa vào một nhóm để thành phố có chính sách hỗ trợ chung. Nên xem xét tăng cường phân cấp cho các huyện thuộc nhóm này được hưởng tối đa số thu phát sinh trên địa bàn để tạo nguồn lực đầu tư, phát triển đột phá. Thành phố xem xét nâng tỷ lệ điều tiết khoản lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân cho các huyện phấn đấu lên quận được hưởng 100%. Ngồi ra, có thể cho các huyện được hưởng tỷ lệ điều tiết 100% nguồn thu từ các dự án giao đất cho các doanh nghiệp để đầu tư thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

3.2.1.3. Sử dụng tiêu chí thu nhập bình quân đầu người làm cơ sỏ phân cấp nguồn thu cho ngân sách quận, huyện

Để đảm bảo yêu cầu công bằng khi phân chia theo tỷ lệ nguồn thu giữa thành phố với quận huyện nên căn cứ vào mức thu nhập bình quân/người trong một số năm gần nhất của các quận, huyện để làm tiêu chí xác định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp. Chẳng hạn như đối với nhóm quận, huyện

có thu nhập bình qn đầu người thấp thì có một tỷ lệ phân chia đối với từng khoản thu giữa ngân sách thành phố với quận huyện đó khác với tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách thành phố với ngân sách của loại quận, huyện có thu nhập bình qn đầu người cao hơn.

Lấy tiêu chí thu nhập bình qn đầu người trong một số năm gần đây của các quận huyện làm tiêu chí xác định tỷ lệ phân chia phần trăm (%) các khoản thu ngân sách giữa cấp thành phố và cấp quận huyện là xuất phát từ tác dụng quan trọng của thu nhập bình quân đầu người. Mức thu nhập bình quân đầu người cao hay thấp phản ảnh những khó khăn hay thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng quận, huyện. Mặt khác, thu nhập bình quân phản ảnh khả năng huy động nguồn lực cho ngân sách của từng địa phương cấp quận huyện. Đương nhiên, trong quá trình thiết kế tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách khơng thể lấy thu nhập bình qn đầu người của từng quận, huyện làm tiêu chí vì như vậy sẽ hết sức phức tạp, do đó cần phân loại quận huyện theo ba mức thu nhập bình quân đầu người: trung bình, thấp, cao để xác định tỷ lệ phần trăm phân chia cho từng khoản thu giữa ngân sách cấp thành phố và ngân sách cấp quận, huyện

3.2.1.4. Tăng cường phân cấp nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách cấp thành phố

Các khoản thu tiền sử dụng đất cần tập trung phân cấp nhiều hơn ngân sách cấp Thành phố để đảm bảo vai trị chủ đạo và có nguồn lực dành cho các dự án đầu tư lớn trên địa bàn như: đường sắt đô thị, các dự án hạ tầng khung, nhà máy xử lý rác thải sử dụng công nghệ hiện đại...

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội (Trang 63 - 67)