GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA

HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện An Minh tỉnh Kiên Giang

a. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện An Minh được thành lập ngày 13-01-1986, theo Quyết định số 7/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), trên cơ sở tách ra từ huyện An Biên. An Minh là huyện của tỉnh thuộc tỉnh Kiên Giangnằm cách xa Trung tâm thành phố Rạch Giá gần 90 km có diện tích tự nhiên là 59.048 km2, với 11 đơn vị hành chính, bao gồm 10 xã, 01 thị trấn với 74 ấp và 04 khu phố thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn. (UBND huyện An Minh, 2019).

An Minh thuộc vùng U Minh Thượng cóToạ độ: 9°40'26"N 104°57'5"E, Bắc giáp với huyện An Biên; Nam giáp với huyện U Minh, huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau; Tây giáp vịnh Thái Lan; Đông giáp huyện U Minh Thượng.

Dân số 30.885 hộ, với 115.740 khẩu, mật độ dân số 221 người/km2, trong đó dân tộc kinh chiếm 30.068 hộ; dân tộc Khmer 767 hộ; dân tộc Hoa

45 hộ, dân tộc khác 05 hộ. Huyện có 04 tôn giáo là: Phật giáo, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ và Hòa hảo.

* Địa hình

Huyện An Minh Tỉnh Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài (hơn 200km), nhiều sông núi, kênh rạch; phần đất liền tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần theo hướng đông bắc – tây nam.

* Tài nguyên đất

Huyện An Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 59.048,2 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 54.650,5 ha, chiếm 92,55% tổng diện tích; đất phi nông nghiệp là 4.397,7 ha, chiếm 7,45%; đất chưa sử dụng là 0 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện An Minh, 2019)

Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện An Minh 2019

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 59.048,2 100

1 Đất nông nghiệp 54.650,5 92,55

Đất sản xuất nông nghiệp 41.735,7 70,68

Đất lâm nghiệp 5.603,6 9,49

Đất nuôi trồng thủy sản 7.311,1 12,38

2 Đất phi nông nghiệp 4.397,7 7,45

Đất ở 1.143,6 1,94

Đất chuyên dùng 2.131,0 3,61

Đất chuyên dùng khác 1.123,1 1,90

Đất phi nông nghiệp khác 0 0

3 Đất chưa sử dụng 0 0

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện An Minh)

Hiện trạng sử dụng đất ở huyện An Minh cho thấy, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển của huyện. Với hơn 92% trong tổng diện tích, lực lượng lao động khu vực nông thôn của huyện vẫn còn rất

đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển BHXH TN trên địa bàn huyện An Minh.

b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, tình hình kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các đề án, quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 59,6 triệu đồng/người/năm (năm 2017) lên 72 triệu đồng/người/năm (năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo từ 18,70% năm 2017 giảm xuống còn 5,04% năm 2019; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong các ngành thương mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, theo đó ưu tiên phát triển các ngành nghề trọng điểm, đồng thời mở rộng dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng; Huyện An Minh tiếp tục được quan tâm đầu tư, chỉnh trang từng bước phấn đấu để đạt đô thị loại 4 trong những năm tới; quốc phòng-an ninh giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được tăng cường; công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng trường chuẩn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa có những chuyển biến tích cực.

c. Tình hình dân cư và lao động

Là huyện có quy mô dân số trung bình trong tỉnh, năm 2017- 2019 dân số trung bình trên địa bàn huyện khoảng 115 ngàn người, chiếm khoảng 5,45% dân số toàn vùng tỉnh. Là một huyện vùng sâu, vùng sa nên dân số sống rải rác dọc theo các tuyến giao thông đường thủy, bộ trên toàn huyện trừ

thị trấn Thứ 11 là trung tâm huyện nơi tập trung khoảng 5,8% dân số huyện sinh sống.

Bảng 2. 2. Quy mô và cơ cấu dân số huyện An Minh giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ PTBQ(%) 2017-2019 Quy mô 114.793 115.303 115.740 100,44 (Người) Cơ cấu (%) Khu vực 100 100 100 Thành thị 5,31 4,44 5,84 Nông thôn 94,69 95,56 94,54 Giới tính 100 100 100 Nam 51,10 51,10 51,08 Nữ 48,90 48,90 49,30

(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Minh)

Nguồn lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số dân, bình quân lao động hàng năm giai đoạn 2017 - 2019 tỷ lệ nguồn lao động dao động trong khoảng 67% - 69%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 là 79.925người, năm 2019 có 80.175 người, chiếm 69% dân số toàn huyện, cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là lớn. Đây là nguồn lực lao động quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho việc hình thành các ngành sản xuất mới, đặc biệt đây là điều kiện tiền đề cho việc phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Bảng 2.3. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc Phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

Lao động trong độ tuổi Người 79.925 79.701 80.175 Có việc làm toàn huyện Người 64.426 65.494 65.587

Chia theo ngành

- Nông, Lâm nghiệp Người 14.020 13.995 13.970

- Thủy sản Người 36.264 36.350 36.375

- Công nghiệp - TTCN Người 995 895 892

- Giao thông - xây dựng Người 2.810 2.890 2.921

- Thương nghiệp- dịch vụ Người 7.252 8.262 8.309

- Ngành khác Người 3.085 3.102 3.120

(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Minh)

Qua đây cho thấy nguồn lao động có việc làm trong độ tuổi lao động chiếm 81% trong toàn huyện năm 2019. Trong đó, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động đang việc làm trong nền kinh tế tăng dần qua các năm nhưng so với toàn huyện thì giảm 1% số lao động có việc làm, năm 2017 chiếm 56% tới năm 2019 chỉ chiếm 55%. Tiếp theo là Giao thông - xây dựng, Thương nghiệp- dịch vụ, Ngành khác cũng đều tăng lên còn lại Nông, Lâm nghiệp, Công nghiệp – TTCN giảm dần qua các năm.

d. Đặc điểm về nguồn lao động

Nguồn lao động rất dồi dào: 80.175 người, chiếm 69% tổng số dân trên toàn huyện. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao; lao động có kĩ thuật ngày càng đông.Bình quân các nămgiao động tăng,giảm khoảng 400 đến 425 lao động, từ năm 2017 đến 2019 khoảng trên 1.700 lao động.Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.

* Hạn chế:

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít;Nhiều lao động chưa qua lớp đào tạo;Thiếu tác phong chuyên nghiệp; Năng suất lao động vẫn còn thấp; Phần lớn lao động có thu nhập thấp; Phân công lao động còn chậm chuyển biến; Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc Bảo hiểm xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác, chính sách Bảo hiểm xã hội được Nhà nước đề và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

- Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ở tỉnh, TP trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

a. Chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện An Minh

Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tai nạn, trên địa bàn huyện theo quy định.

Bảo hiểm xã hội huyện An Minh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện An Minh.

Bảo hiểm xã hội huyện An Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện An Minh

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT; + Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT theo quy định; + Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện;

+ Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nwocs chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHYT, BHXH TN;

+ Quản lý, sử dụng, hoạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của BHXH huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.

- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phố hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của BHXH huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.

c. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Bộ phậ n Chế độ chín h sách Bộ phậ n Giá m địn h bảo hiể m y tế Bộ phận thu Bộ phận Cấp sổ, thẻ Bộ phận tổ chức cán bộ Bộ phận kế toán Bộ phận Văn thư – Thủ quỹ Bộ phậ n côn g ngh ệ thô ng tin Bộ phận TN & TK Q thủ tục hành chín h Giám đốc và Phó Giám đốc

Đại lý thu BHXH, BHYT; Tổ chức chi trả các chế độ

Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện An Minh

Bộ Phận Cấp sổ thẻ:Có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội

thành phố tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Bộ Phận Chế độ BHXH: Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện An

Minh giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; quản lý đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.

Bộ Phận Công nghệ thông tin: Có chức năng giúp Giám đốc Bảo

hiểm xã hội thành phố quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w