Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 90 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Kiên Giang

Để công tác quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các BHXH huyện được tốt, kiến nghị với BHXH tỉnh Kiên Giang các nội dung sau:

- Ban hành các văn bản hướng dẫn công tác BHXH tự nguyện một cách đồng bộ, cụ thể để làm căn cứ thực hiện các chính sách BHXHTN tại Huyện

- Thường xuyên kiểm tra công tác để đôn đốc, hướng dẫn các chính sách, thực hiện các chính sách tại BHXH các huyện được thống nhất.

- Tổ chức các lớp huấn luyện công tác BHXH nói chung và công tác BHXHTN nói riêng để cập nhật các kiến thức cho các nhân viên tại BHXH các huyện trực thuộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế về phát triển dịch vụ BHXHTN tại BHXH Huyện An Minh, tác giả đã dựa vào định hướng và mục tiêu phát triển tại BHXH Huyện An Minh để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BHXHTN tại BHXH Huyện An Minh, bao gồm: Nhóm giải pháp về mở rộng loại hình, Nóm giải pháp mở rộng mạng lưới, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và các nhóm các giải pháp bổ trợ khác. Đây là các giải pháp cơ bản để BHXH Huyện An Minh có thể phát triển mạnh dịch vụ BHXHTN tại đơn vị mình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến BHXH, phát triển BHXHTN đối với NLĐ như sau: hệ thống một số khái niệm về bảo hiểm, BHXH, BHXHTN và các vấn đề liên quan. Luận văn đã nêu và làm rõ được vai trò, bản chất, đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Luận văn hệ thống các nội dung về phát triển dịch vụ BHXHTN và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXHTN.

Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển BHXHTN tại BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHXHTN, trong đó nhấn mạnh các điểm đạt được, các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong cong tác phát triển dịch vụ BHXHTN tại BHXH Huyện An Minh.

Luận văn đã đề xuất các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ: bao gồm các nhóm giải pháp: Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, tổ chức dịch vụ BHXHTN, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động mọi người dân hiểu rõ hơn về chính sách BHXH TN để từ đó thu hút đối tượng NLĐ tham gia chính sách BHXH TN nhằm ổn định cuộc sống của họ khi về già, hết tuổi lao động. Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách nhằm quản lý khoa học về hồ sơ đối tượng tham gia BHXH TN cũng như cập nhật kịp thời các chích sách mới tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ cơ quan các cấp. Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ BHXH TN với mục tiêu kịp thời chi trả chế độ cho NLĐ cũng như tạo niềm tin cho mọi đối tượng.

Do các khiếm khuyết về năng lực và nhận thức của tác giả, trong quá trình thực hiện Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kinh mong nhận được các góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kiên Giang (2017). 65 năm xây dựng và phát triển. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

2. BHXH Huyện An Minh, Báo cáo kết quả thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện Huyện An Minh năm 2017, 2018, 2019.

3. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020

4. Chính phủ (2006). Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội.

5. Chính phủ (2008). Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chứa năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

7. Chính phủ, (2015), Nghị Định 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

8. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang (2019). Niên giám thống kê 2019. NXB Thống kê, Hà Nội

9. Đỗ Văn Quân (2008). Bảo đảm an sinh xã hội cho nông dân. Một số vấn đề xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số tháng 7/2008. tr.15-18.

10. Lê Thị Thu Hương (2007). Bảo hiểm xã hội tự nguyện một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Lưu Bích Ngọc (2006). Người lao động với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 103. tr. 39-42.

- Xã Hội.

13. Mạc Văn Tiến và Nguyễn Văn Phần (1997) Những điều cần biết về các chế độ bảo hiểm xã hội. NXB Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Viết Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê.

15. Phạm Đình Thành (2007). Một số vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 8. tr. 26.

16. Phạm Đỗ Nhật Tân (2014a). Đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Số 256. tr. 16-18.

17. Phạm Đỗ Nhật Tân (2014b). Đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. số 257. tr 12-14.

18. Phòng Thống kê Huyện An Minh (2019). Niên giám 2019 Phòng Thống kê.

19. Quốc hội, (2013), Luật Việc làm của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013.

20. Quốc hội, (2014), Luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.

21. Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (1998). Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. NXB Chính trị Quốc gia.

22. Trương Thị Phượng (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người la động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w