6. Kết cấu của luận văn
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm chung về phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện
Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước ta về BHXH là “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và An sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. Do vậy, khi triển khai BHXHTN cho người dân cần thực hiện các quan điểm sau:
Phải tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động nhằm mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN, góp phần đảm bảo đời sống, an sinh xã hội; Quỹ BHXHTN của người dân phải được cơ quan BHXH quản lý tập trung, thống nhất, hiệu quả.
Tham gia BHXH được xác định là nguyện vọng chính đáng của mọi người lao động, và nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn. Từ lâu các quy định về BHXH tự nguyện đã được hình thành từ trong các quy định về BHXH bắt buộc, cụ thể: Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương đã ban hành Quyết định số 292/BCNLĐ ngày 15/11/1982 kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với xã viên các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 đã dành chương IV (từ Điều 69 đến Điều 79), Mục 2 Chương IV (từ Điều 98 đến Điều 101) và một số điều khoản có liên quan để quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và được hướng
dẫn thực hiện tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện và Thông tư số 02/2008/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ- CP và Nghị định số 134/2008/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong đó có những quy định mới ưu việt hơn về BHXH tự nguyện, hiệu lực từ ngày 01/01/2016.Thực hiện theo Điều 14 và 15 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, áp dụng từ 01/01/2018.
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ BHXH Tự nguyện ở huyện An Minh
Mục tiêu BHXHTN cho người dân là bảo đảm quyền tham gia BHXH cho mọi người dân và khuyến khích họ tiết kiệm chi tiêu khi còn trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, có việc làm, có thu nhập hãy tham gia lập quỹ BHXHTN; để khi họ không may gặp rủi ro xã hội hoặc khi tuổi già và khi chết sẽ được hưởng trợ cấp BHXH từ quỹ BHXHTN; bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội. Xây dựng chính sách pháp luật về BHXHTN cho người dân phải phù hợp, đảm bảo cho mọi người được tham gia BHXHTN, với nguyên tắc đóng- hưởng công bằng đúng pháp luật.
Nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam với các quy định về BHXH tự nguyện đã được xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 và Thực hiện theo Điều 14 và
15 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, áp dụng từ 01/01/2018 với những điểm mới quan trọng, được các chuyên gia pháp lý đánh giá có tính phù hợp và ưu việt hơn so với quy định trước đây hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển các chế độ BHXH phát triển mạnh mẽ.
Chính sách BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, được chính thức bắt đầu triển khai từ năm 2008 nhằm thực hiện công bằng và đảm bảo an sinh xã hội, mở ra cơ hội được tham gia BHXH tới đông đảo người dân. Quá trình triển khai thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định như: số lượng người tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm; BHXH tự nguyện bước đầu đáp ứng được nhu cầu đảm bảo các chế độ dài hạn như hưu trí và tử tuất cho khối lao động thuộc khu vực phi chính thức; Công tác quản lý và tổ chức thực hiện cũng đã được chú trọng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo tính hiệu quả áp dụng của loại hình BHXH này. Tuy nhiên, ở cả hai góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng BHXH tự nguyện tại tỉnh Kiên Giang hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và kết quả thực hiện về BHXH tự nguyện việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao công tác tổ chức thực hiện đối với loại hình BHXH tự nguyện là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn sâu sắc.
3.1.3. Dự báo nhu cầu tham gia BHXH TN ở huyện An Minh
Theo số liệu điều tra của tác giả năm 2019, trong số 300 người dân được điều tra, khảo sát trên địa bàn huyện An Minh có 215 người có nhu cầu tham gia BHXH TN (tương đương 71,67%). Thực tế người dân tham gia BHXH TN trên địa bàn huyện An Minh năm 2019 chiểm tỷ lệ là 1,47% so với
tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia trong độ tuổi. Mục tiêu của ngành và huyện đề ra đến năm 2025 phấn đấu đưa tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH TN tại huyện lên đến 2,5% với kết quả nhu cầu qua đều tra hiện nay là 71,67% thì dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 2.500 người tham gia BHXH TN, bình quân số lao động sẽ tham gia BHXH TN hằng năm khoảng 306 người/năm.
Bảng 3. 1. Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn huyện đến năm 2025.
Đơn vị tính: người
TT Ngành/Nội dung 2019 2021 2023 2025
1 Nguồn lao động 80.175 80.742 81.309 81.876 2 Dân số trong độ tuổi 65.587 66.157 66.822 67.297 3 Cơ cấu sử dụng lao động (%) 81,81 81,9 82,2 82,2
3.1 Nông, Lâm nghiệp 17,4 17,4 17,4 17,4
3.2 Thủy sản 45,4 45,2 45 44,8
3.3 Công nghiệp - TTCN 1,11 1,2 1,3 1,4
3.4 Giao thông - xây dựng 3,6 3,7 3,8 3,9
3.5 Thương nghiệp- dịch vụ 10,4 10,4 10,5 10,5
3.6 Ngành khác 3,9 4 4,1 4,2
4 Nhu cầu tham gia BHXH TN 968 1.478 1.988 2.500
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện An Minh và dự báo của tác giả)
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃHỘI TỰ NGUYỆN Ở BHXH HUYỆN AN MINH HỘI TỰ NGUYỆN Ở BHXH HUYỆN AN MINH
3.2.1. Giải pháp mở rộng các loại hình dịch vụ BHXH Tự nguyện
Trường hợp 1. Đối với nơi chưa có hệ thống ngân hàng cấp xã, BHXH tỉnh phối hợp với ngân hàng chính sách, các ngân hàng thương mại... mở mạng lưới ở cấp xã, cơ quan BHXH, mở tài khoản giao dịch ở xã để người tham gia nộp tiền trực tiếp vào ngân hàng và sẽ xuất trình giấy nộp tiền với
đại lý hoặc cơ quan BHXH huyện, thành phố để ghi nhận khoản đóng góp vào sổ BHXH TN của mình.
Người tham gia có thể nộp tiền mặt trực tiếp cho đại lý thu BHXH tự nguyện hoặc cán bộ chuyên trách BHXH tại xã, cán bộ chuyên trách BHXH có trách nhiệm nộp vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện, thành phố.
Trường hợp 2. Trường hợp hệ thống ngân hàng chưa phát triển đến từng xã nhất là các xã vùng xa thì cán bộ chuyên trách BHXHTN ở xã, đại lý (nếu có) hoặc cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện thu tiền mặt và ghi phiếu thu tiền của cơ quan BHXH tỉnh phát hành, đồng thời ghi vào sổ BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện.
3.2.2. Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN
a. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXHTN
Có thể nói truyền thông là một trong những điều kiện tồn tại tất yếu của bất kỳ xã hội và hình thái lịch sử nào. Thiết nghĩ, để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của BHXH tự nguyện đối với cuộc sống của họ khi đang trong độ tuổi lao động cho đến khi hết tuổi lao động.
Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân có thể gặp phải trong cuộc sống.
Yếu tố truyền thông một yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ đặc biệt là ở vùng nông thôn. Truyền thông rất đa dạng có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi,… hoặc thông qua các kênh truyền thông không chính thức như truyền
miệng từ người này sang người khác gọi là (truyền thông liên cá nhân), hoặc truyền thông nhóm.
Qua khảo sát cho thấy gần 85% NLĐ trả lời phỏng vấn tán thành yếu tố truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ đặc biệt tỏ ra quan tâm đến hình thức truyền thông nhóm. Một số giải pháp để phát triển các kênh truyền thông như:
* Thay đổi nội dung tuyên truyền về BHXHTN
Nguyên nhân quan trọng của việc nhiều lao động không quan tâm hoặc không muốn tham gia BHXH TN là do khâu tuyên truyền còn yếu. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề thì việc thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền qua các kênh truyền thông đòi hỏi phải được tiến hành một cách hiệu quả và đồng bộ. Việc thay đổi nội dung tuyên truyền thay vì các băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sổ tay về BHXH, nội dung tuyên truyền cần được thay đổi để nêu bật được những vấn đề:
- Nội dung tuyên truyền phải nhắm trực tiếp vào lợi ích mà người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được và những rủi ro mà NLĐ sẽ gặp phải nếu không tham gia BHXH TN. Để làm được việc này, đội ngũ làm công tác tuyên truyền phải thật sự năng động và tâm huyết vì họ là cầu nối giữa chính sách với người dân. Có như vậy, người dân lao động mới có thể quan tâm, lắng nghe, nhận thức và tin cậy chính sách BHXH tự nguyện chỗ dựa vững chắc khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Từ đó có thể làm cho họ chuyển biến phần nào tâm lý, cách nghĩ như trước đây là chỉ lo trang trải cho những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức phổ thông hiện nay.
- Nội dung tuyên truyền cần thay đổi để có thể truyền cảm hứng cho người tham gia để họ thấy rằng việc tham gia BHXH và nhận BHXH là một giá trị của bản thân mà những người khác không có. Đặc biệt là họ nhận thức
ra một vấn đề mà bấy lâu tưởng chừng như không thể đó là tham gia BHXH tự nguyện là mang lại sự an tâm và tự tin trong cuộc sống. Bỡi lẽ, lâu nay đại đa số NLĐ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể được gia nhập ngang hàng với những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp khi về hưu. Qua đó, họ an tâm, tự tin hơn nhận thấy giá trị của mình được nâng lên, cảm thấy cuộc sống tuổi già có ý nghĩa vì không phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Nhận thức được tính ASXH của BHXH tự nguyện, NLĐ sẽ có thái độ tích cực hơn với chính sách BHXH tự nguyện. Có như thế, NLĐ mới thấy được tham gia BHXH tự nguyện là việc cần thiết nên làm, là việc làm hoàn toàn đúng đắn và họ sẽ tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại.
- Nội dung tuyên truyền không chỉ nhắm tới những người chưa tham gia hoặc có ý định tham gia BHXH TN, nội dung tuyên truyền còn phải nâng cao nhận thức về BHXH của người thân của NLĐ. Khi bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình hoặc những người đã và đang hưởng chế độ BHXH hiểu và nhận thức đầy đủ vấn đề cũng như tính thiết yếu của chính sách BHXH TN mà Nhà nước ban hành thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả đến tận NLĐ. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ. Do vậy, theo tác giả việc tuyên truyền về chính sách BHXH TN không chỉ tập trung tuyên truyền cho NLĐ mà cần thiết phải tuyên truyền vào đến tận các đơn vị có sử dụng lao động để NLĐ biết và nhận thức vấn đề, từ đó họ có sự đồng thuận về BHXH TN để rồi từ chính họ lại tuyên truyền cho những người thân của mình.
* Phát triển truyền thông về BHXHTN qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Là phương tiện truyền thông chủ lực, thời gian qua, truyền thanh, truyền hình và nhất là báo chí đã thể hiện được vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Do vậy UBND huyện phải ra quy định cho các xã, thị trấn giao nhiệm vụ cho đài truyền thanh phải thường xuyên tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước, đưa ra những con số thống kê tình hình tham gia BHXH TN của NLĐ tại huyện.
Chính sách BHXH TN thực sự đến được với người dân đặc biệt là ở nông thôn thì cần thiết phải xây dựng những chương trình truyền hình, truyền thanh, hoặc các bài báo viết phải thật sự thiết thực với nội dung ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, ngôn từ dễ hiểu gần gũi với người dân, hình thức sinh động, lôi cuốn. Ví dụ: xây dựng các tiểu phẩm truyền thông, ban hành những ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về BHXH TN ấn tượng, dễ hiểu, hoặc tại mỗi nhà văn hóa thôn, xã, phường, thị trấn cần phải có dán các ấn phẩm tuyên truyền và nội dung quy định về BHXH TN để người dân được đọc. Mặt khác, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì báo chí, truyền thanh, truyền hình là phương tiện để phổ biến thông tin pháp luật của Nhà nước vì vậy đối với BHXH TN là chính sách còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận NLĐ do vậy cần thiết phải phổ biến sâu và rộng để NLĐ nhận thức được.
* Phát triển truyền thông liên cá nhân
Tại địa phương, bằng hình thức truyền thông liên cá nhân BHXH tỉnh nên chú trọng truyền thông thông qua những người cán bộ của hội, đội, đoàn thể mặt trận, tổ dân phố tại địa phương. Thật vậy, để công tác truyền thông BHXH tự nguyện tại địa phương đạt hiệu quả không thể phủ nhận vai trò của cán bộ ấp, hội trong việc vận động tuyên truyền người dân tại địa bàn, họ là những người gần gũi và tiếp xúc trực tiếp đi sâu đi sát cuộc sống của người
lao động. Họ hiểu được những nhu cầu cũng như nguyện vọng của dân từ đó họ có cách tiếp cận dễ dàng hơn.
Do vậy đối với những đối tượng là những NLĐ có trình độ dân chí thấp, mức độ đọc hiểu hạn chế thì bằng cách truyền miệng có khi lại đạt kết quả cao hơn, đây cũng là một giải pháp mà khi áp dụng sẽ thu được kết quả nếu như sự truyền miệng được thuyết phục.
*Phát triển truyền thông nhóm
Truyền thông nhóm là hình thức tiếp cận một nhóm người cùng chia sẻ những thông tin giữa người cung cấp và người tiếp nhận, đồng thời có sự phản hồi trực tiếp ngay trong cuộc nói chuyện, mang tính hai chiều. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH, cũng như khi chưa thiết