THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ

NGUYỆN TẠI BHXH HUYỆN AN MINH

2.2.1. Thực trạng đánh giá nhu cầu dịch vụ BHXH tự nguyện

Tại BHXH huyện An Minh, hằng năm đều tiến hành điều tra đánh giá nhu cầu tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng đối với toàn thể người dân trên toàn địa bàn. Qua kết quả điều tra, cho thấy nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân rất lớn 75%, các chế độ mà người dân mong muốn tham gia đối với bảo hiểm hưu trí 60% số người có nhu cầu (40% không muốn tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện). Có tới 54% số đối tượng khảo sát sẵn sàng tham gia chế độ tử tuất (34% không muốn tham gia chế độ tử tuất tự nguyện và 12% không trả lời), có 59% mong muốn tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản có 61% muốn tham gia, chế độ BHYT thì tỷ lệ mong muốn tham gia cao nhất 80%, cuối cùng chế độ ốm đau có 60% người dân mong muốn tham gia, từ số liệu điều tra trên

cho thấy nhu cầu và sự mong muốn tham gia các chế độ BHXHTN đối với người dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang là rất lớn.

2.2.2. Thực trạng mở rộng các loại hình dịch vụ BHXH tự nguyện

Vướng mắc hiện nay khiến người dân tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang chưa mặn mà với BHXHTN là từ năm 2008 đến hết năm 2017 người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH; quy định về điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu khá khắt khe (người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ phải đóng BHXH đủ 20 năm) dẫn đến tình trạng nhiều người có thời gian đóng BHXH dài, thậm chí gần đủ 20 năm nhưng vẫn rời khỏi hệ thống bằng việc hưởng BHXH một lần mà không đóng tiếp để hưởng lương hưu; chính sách BHXH tự nguyện chỉ thực hiện hai chế độ là hưu trí, tử tuất nên chưa đáp ứng được nhu cầu của những người có khả năng tham gia nhiều chế độ hơn; công tác tổ chức dịch vụ về BHXH để người dân tiếp cận chưa hấp dẫn, đặc biệt ở nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa...Trong khi đó ở chế độ BHXH bắt buộc thì quy định về vấn đề đó tỏ ra mềm dẻo hơn nhiều, có sự hỗ trợ đóng của Nhà nước và chủ doanh nghiệp, lại được hưởng 5 chế độ (Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ốm đau thai sản), trong khi người dân tham gia BHXHTN thì toàn bộ mức đóng do chính người lao động tự bỏ ra đi liền với đó là mức hưởng chỉ có 2 chế độ (Hưu trí và tử tuất). Mặc khác, loại hình BHXHTN không có quy định về giảm độ tuổi hưởng chế độ hưu trí cho lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong khi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc lại được hưởng chế độ này. Quy định này có thể làm hạn chế khả năng tham gia của nhiều lao động, đặc biệt là lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2017- 2019, từ khi áp dụng mức đóng theo chuẩn hộ nghèo ở nông thôn thì người

tham gia đóng BHXH TN trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể. Trong năm có tới 968 người tham gia với nhiều mức đóng khác nhau tùy theo khả năng tham gia của người dân lựa chọn. Phần lớn lao động tham gia BHXH TN lựa chọn mức đóng bảo hiểm với mức 138.600 đồng/tháng (mức 0; theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn700.000đ) có tới 448 người đang tham gia năm 2019 (trong đó bao gồm cả đối tượng hộ cận nghèo và hộ nghèo), chiếm tỷ lệ 46% tổng số người tham gia loại hình BHXH TN trên địa bàn huyện An Minh, số người tham gia với mức thấp này chủ yếu là lao động trong ngành nông, lâm nghiệp vì họ có mức thu nhập không cao, công việc lại bấp bênh thiếu ổn định. Ở các mức đóng phí càng cao số lượng người tham gia giảm dần. Với mức phí trên 1.000.000đ/tháng trở lên chỉ chiếm 0,31% (tương đương 3 người). Đây là những đối tượng có thu nhập cao hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ hoặc con cái có điều kiện đóng góp cho bố mẹ thì mới tham gia đóng BHXH tự nguyện ở mức đóng cao hơn này. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu đóng ở mức khoảng 138.000- 946.000 đồng/tháng. Với đối tượng tham gia mới, mức đóng bình quân khoảng 138.000 đồng/tháng và cao nhất là 1.100.000 đồng/tháng.

Bảng 2.4. Mức phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo đối tượng tham gia (tính đến hết năm 2019)

Đơn vị tính: Nghìn đồng Mức phí tham gia Tổng số (người)

Đối tượng tham gia Số người Tỷ lệ Cận nghèo Tỷ lệ Hộ nghèo Tỷ lệ 154 446 421 94,4 11 2,5 14 3,1 176->330 459 451 98,2 4 0,9 4 0,9 352->638 50 48 96 2 4 660->946 10 10 100

>1.000 3 3 100

Tổng cộng 968 933 96,3 17 1,8 18 1,9

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện An Minh)

Tính đến hết năm 2019 thì đối tượng tham gia BHXH TN bao gồm đối tượng hộ cận nghèo 17 người chiếm 1,8% và hộ nghèo 18 người chiếm 1,9% tổng số đối tượng tham gia. Đối tượng hộ cận nghèo và hộ nghèo chủ yếu tham gia mức đóng bình quân thấp theo khả năng thu nhập của người lao động. Điều này cho thấy BHXH TN ngày càng được các đối tượng quan tâm đến nhiều hơn trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 41,7% đối tượng đang tham gia BHXH TN trên địa bàn tỉnh lựa chọn phương thứcđóng theo quý, 22% lựa chọn đóng 6 tháng/lần, lựa chọn phương thức đóng hàng tháng chiếm tỷ lệ thấp (29,9%) và lựa chọn phương thức đóng 1 năm/lần chiếm 6,4. Như vậy, việc quy định phương thức đóng linh hoạt hơn so với BHXH bắt buộc là phù hợp với đại đa số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

41.7 29.9 22 6.4 Đóng hàng tháng Đóng 3 tháng/lần Đóng 6 tháng/lần Đóng 12tháng/lần

Hình 2. 1. Cơ cấu số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện xét theo phương thức đóng

2.2.3. Thực trạng mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

Tính đến hết năm 2019 số người tham gia BHXHBB 2.704 người, tham gia BHXHTN 968 người, đối tượng tham gia chủ yếu là người lao động đã tham gia BHXHBB có thời gian dài nhưng vì lý do nào đó nghỉ việc, chưa hưởng chế độ BHXH bắt buộc, nay chuyển sang tham gia BHXHTN, cán bộ bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn.... Nhìn chung, đối tượng lao động không thuộc diện làm công ăn lương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hôi, chiếm một lực lượng lao động khá đông, năng động, dễ chuyển đổi, tuy nhiên đây là một đối tượng dễ bị tổn thương, cần phải có chính sách thỏa đáng để thu hút họ tham gia. Chính vì vậy cần tăng cường đi tuyên truyền, vận động đến người dân để họ hiểu được chính sách về tham gia BHXHTN.

Bảng 2.5. Số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang (2017 - 2019) Đơn vị tính: người Năm Dân số theo niên giám thống kê Số lao động từ 15 tuổi trở lên

Lao động tham gia BHXH Số người tham gia, trong đó: BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện Tỷ lệ % 1 2 3 4=5+6 5 6 7=6/4 2017 114.793 78.925 2.930 2.708 222 7,57 2018 115.303 79.701 3.114 2.680 434 13,93 2019 115.740 80.175 3.672 2.704 968 26,36

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện An Minh)

Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, thời gian qua công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH các huyện đã được coi trọng với các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi, pano, áp phích, phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí của tỉnh, của ngành, tuyên

truyền trực tiếp đến người dân. Đồng thời phổ biến trang thông tin điện tử diễn đàn BHXH tỉnh Kiên Giang để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ BHXH. Phối hợp các cơ quan đoàn thể các cấp, Đài phát thanh truyền hình tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện đến người dân. Cụ thể hoạt động tuyên truyền BHXH tự nguyện ở tỉnh Kiên Giang được thể hiện trong báo cáo tổng hợp của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Bảng 2.6. Các hoạt động tuyên truyền của BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Nội dung ĐVT 2017 2018 2019

Cung cấp các văn bản Văn bản 50 55 65

Cung cấp tờ rơi tuyên truyền Ấn phẩm 53.000 56.000 76.000

Biển quảng Cáo, pano Biển 10 15 548

Hội nghị, hội thảo Cuộc 32 37 44

Đối thoại, tư vấn tực tiếp Người 160 210 305

Đài truyền thanh, truyền hình Kỳ 77 80 85

Tập huấn nâng cao đội ngũ

tuyên truyền Cuộc 2 3 5

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện An Minh)

Số lượng hoạt động tuyên truyền ngày càng được tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, chưa gây được ấn tượng, chưa thu hút công chúng và nhân dân, nội dung tuyên truyền chưa đi sâu, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa thường xuyên liên tục, chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, nội dung chưa được truyền tải sâu rộng cho người tham gia và trực tiếp cho các tầng lớp dân cư.

Bảng 2.7. Số người tham gia BHXHTN trong tổng số người tham gia BHXH tại huyện An Minh (2017 - 2019)

Đơn vị tính: người

Năm

Lao động tham gia BHXH Số người tham gia, trong đó: BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện Tỷ lệ % 1 2=3+4 3 4 5=4/2 2017 2.930 2.708 222 7,57 2018 3.114 2.680 434 13,93 2019 3.672 2.704 968 26,36

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện An Minh)

Như vậy, số lượng người tham gia BHXH TN có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối thấp so với tổng số người tham gia BHXH. Cụ thể năm 2017 số người tham gia BHXH TN chiếm 7,57% (tương đương 222/2.930 người) trong tổng số người tham gia BHXH. Hàng năm có tăng lên, tới năm 2019 thì số lượng tham gia BHXH TN chiếm tỷ trọng 26,36% trong tổng đối tượng tham gia BHXH (số tham gia BHXH TN là 968/3.672 số tham gia BHXH).

Bảng 2.8. Số lượng và tỷ lệ người tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề (2017 - 2019)

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lao động Nông nghiệp 51 277 809

Lao động phi Nông nghiệp 171 157 159

Tổng cộng 222 434 968

Kết quả điều tra được cho thấy, số lượng người và cơ cấu tham gia BHXH TN qua các năm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang có tốc độ phát triển ngày càng tăng lên. Song số lượng lao động tham gia BHXH TN theo các ngành nghề có sự khác nhau. Mức độ tham gia BHXH TN của NLĐ thuộc lĩnh vực nông nghiệp qua các năm có sự thay đổi rõ rệt và phát triển nhanh hơn so với số lượng NLĐ thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Kết quả điều tra cho rằng, sự tham gia BHXH TN của NLĐ trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã phát triển đa dạng ở tất cả các ngành nghề. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới. Trong đó tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp, còn số lượng lao động phi Nông nghiệp vẫn còn hạn chế.

2.2.4. Thực trạng mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ BHXH tự nguyện

Để thực hiện tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH huyện chủ động nắm bắt tình hình địa phương nhằm khai thác và mở rộng đối tượng tham gia; tăng cường đề xuất, tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện. Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; tăng cường mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu trên địa bàn huyện. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ đại lý, các trưởng khu dân cư và cử cán bộ, chuyên viên BHXH huyện hướng dẫn nghiệp vụ thu để các đại lý nắm chắc chế độ, chính sách cũng như quy định, quy trình, thủ tục hồ sơ tham gia.

* Số lượng người tham gia đóng BHXHTN

Số người dân tham gia BHXHTN chiếm tỷ trọng qua các năm khá cao đạt 26,36% (968 người năm 2019) so với người tham gia BHXH bắt buộc trên toàn huyện và gần 1,2% so tổng số lao động trong độ tuổi lao động.

* Thực trạng độ bao phủ bảo hiểm xã hội

Từ nguồn số liệu năm 2019 của bảo hiểm xã hội huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang và Phòng thống kê, cho ta thấy mức độ bao phủ của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên số lao động trong độ tuổi lao động là còn thấp, chỉ 1,2% và mức độ bao phủ của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên số lao động trong độ tuổi lao động có tham gia BHXH là 26,36%. Mục tiêu lâu dài của chỉ tiêu độ bao phủ mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho hệ thống bảo hiểm xã hội trong thời gian tới là 100%, nhằm mục tiêu an sinh xã hội. Theo mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Đến năm 2021 phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội. Đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp xã hội.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ngành BHXH đang nỗ lực thực hiện cải cách chính sách BHXH, trong đó từng bước phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tổ chức thực hiện tốt chế độ BHXH tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước, giải quyết, chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ đến người tham gia; đơn giản hóa quy trình, thủ tục tham gia; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ tiếp cận dịch vụ BHXH qua việc đa dạng các dịch vụ đóng, hưởng thông qua hệ thống dịch vụ viễn thông, ngân hàng....

2.2.5. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ BHXHTN

Bảo hiểm xã hội huyện An Minh đã hình thành hệ thống tổ chức và quản lý, triển khai BHXH TN thống nhất từ xã đến huyện, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của giám đốc BHXH huyện. Giám đốc phối hợp cùng UBND huyện giao kế hoạch thu, phát triển người tham gia BHXH TN cho từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện, BHXH huyện An Minh cùng hỗ trợ kết hợp tổ chức thực hiện. BHXH huyện xây dựng kế hoạch thu phát triển đối tượng hàng năm để giao cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Theo số liện báo cáo của BHXH thì ở huyện An Minh năm 2019 tổng hợp được thì đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện gồm số cán bộ, viên chức làm việc trực tiếp tại bộ phận Thu BHXH huyện. Số cán bộ, viên chức làm công tác thu BHXH trong những năm qua có sự tăng lên đáng kể, năm 2015 là 02 người, đến năm 2019 tăng lên 04 người nhưng có 02 người tăng thêm này chỉ kiêm nhiệm một phần nhỏ của mãn thu bắt buộc, bình quân tăng 2,2%/năm; tổng số cán bộ thu chỉ chiếm 44,44% so với tổng số cán bộ, viên chức. Nhưng trong tổng số cán bộ làm công tác thu thì số cán bộ phụ trách thu BHXH TN lại rất ít; BHXH huyện chỉ bố trí 01 cán bộ theo dõi, tổng hợp báo cáo chung nhưng phải kiêm nhiệm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w