Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 69 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN

a. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXHTN

Có thể nói truyền thông là một trong những điều kiện tồn tại tất yếu của bất kỳ xã hội và hình thái lịch sử nào. Thiết nghĩ, để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của BHXH tự nguyện đối với cuộc sống của họ khi đang trong độ tuổi lao động cho đến khi hết tuổi lao động.

Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân có thể gặp phải trong cuộc sống.

Yếu tố truyền thông một yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ đặc biệt là ở vùng nông thôn. Truyền thông rất đa dạng có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi,… hoặc thông qua các kênh truyền thông không chính thức như truyền

miệng từ người này sang người khác gọi là (truyền thông liên cá nhân), hoặc truyền thông nhóm.

Qua khảo sát cho thấy gần 85% NLĐ trả lời phỏng vấn tán thành yếu tố truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ đặc biệt tỏ ra quan tâm đến hình thức truyền thông nhóm. Một số giải pháp để phát triển các kênh truyền thông như:

* Thay đổi nội dung tuyên truyền về BHXHTN

Nguyên nhân quan trọng của việc nhiều lao động không quan tâm hoặc không muốn tham gia BHXH TN là do khâu tuyên truyền còn yếu. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề thì việc thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền qua các kênh truyền thông đòi hỏi phải được tiến hành một cách hiệu quả và đồng bộ. Việc thay đổi nội dung tuyên truyền thay vì các băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sổ tay về BHXH, nội dung tuyên truyền cần được thay đổi để nêu bật được những vấn đề:

- Nội dung tuyên truyền phải nhắm trực tiếp vào lợi ích mà người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được và những rủi ro mà NLĐ sẽ gặp phải nếu không tham gia BHXH TN. Để làm được việc này, đội ngũ làm công tác tuyên truyền phải thật sự năng động và tâm huyết vì họ là cầu nối giữa chính sách với người dân. Có như vậy, người dân lao động mới có thể quan tâm, lắng nghe, nhận thức và tin cậy chính sách BHXH tự nguyện chỗ dựa vững chắc khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Từ đó có thể làm cho họ chuyển biến phần nào tâm lý, cách nghĩ như trước đây là chỉ lo trang trải cho những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức phổ thông hiện nay.

- Nội dung tuyên truyền cần thay đổi để có thể truyền cảm hứng cho người tham gia để họ thấy rằng việc tham gia BHXH và nhận BHXH là một giá trị của bản thân mà những người khác không có. Đặc biệt là họ nhận thức

ra một vấn đề mà bấy lâu tưởng chừng như không thể đó là tham gia BHXH tự nguyện là mang lại sự an tâm và tự tin trong cuộc sống. Bỡi lẽ, lâu nay đại đa số NLĐ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể được gia nhập ngang hàng với những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp khi về hưu. Qua đó, họ an tâm, tự tin hơn nhận thấy giá trị của mình được nâng lên, cảm thấy cuộc sống tuổi già có ý nghĩa vì không phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Nhận thức được tính ASXH của BHXH tự nguyện, NLĐ sẽ có thái độ tích cực hơn với chính sách BHXH tự nguyện. Có như thế, NLĐ mới thấy được tham gia BHXH tự nguyện là việc cần thiết nên làm, là việc làm hoàn toàn đúng đắn và họ sẽ tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại.

- Nội dung tuyên truyền không chỉ nhắm tới những người chưa tham gia hoặc có ý định tham gia BHXH TN, nội dung tuyên truyền còn phải nâng cao nhận thức về BHXH của người thân của NLĐ. Khi bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình hoặc những người đã và đang hưởng chế độ BHXH hiểu và nhận thức đầy đủ vấn đề cũng như tính thiết yếu của chính sách BHXH TN mà Nhà nước ban hành thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả đến tận NLĐ. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ. Do vậy, theo tác giả việc tuyên truyền về chính sách BHXH TN không chỉ tập trung tuyên truyền cho NLĐ mà cần thiết phải tuyên truyền vào đến tận các đơn vị có sử dụng lao động để NLĐ biết và nhận thức vấn đề, từ đó họ có sự đồng thuận về BHXH TN để rồi từ chính họ lại tuyên truyền cho những người thân của mình.

* Phát triển truyền thông về BHXHTN qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Là phương tiện truyền thông chủ lực, thời gian qua, truyền thanh, truyền hình và nhất là báo chí đã thể hiện được vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Do vậy UBND huyện phải ra quy định cho các xã, thị trấn giao nhiệm vụ cho đài truyền thanh phải thường xuyên tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước, đưa ra những con số thống kê tình hình tham gia BHXH TN của NLĐ tại huyện.

Chính sách BHXH TN thực sự đến được với người dân đặc biệt là ở nông thôn thì cần thiết phải xây dựng những chương trình truyền hình, truyền thanh, hoặc các bài báo viết phải thật sự thiết thực với nội dung ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, ngôn từ dễ hiểu gần gũi với người dân, hình thức sinh động, lôi cuốn. Ví dụ: xây dựng các tiểu phẩm truyền thông, ban hành những ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về BHXH TN ấn tượng, dễ hiểu, hoặc tại mỗi nhà văn hóa thôn, xã, phường, thị trấn cần phải có dán các ấn phẩm tuyên truyền và nội dung quy định về BHXH TN để người dân được đọc. Mặt khác, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì báo chí, truyền thanh, truyền hình là phương tiện để phổ biến thông tin pháp luật của Nhà nước vì vậy đối với BHXH TN là chính sách còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận NLĐ do vậy cần thiết phải phổ biến sâu và rộng để NLĐ nhận thức được.

* Phát triển truyền thông liên cá nhân

Tại địa phương, bằng hình thức truyền thông liên cá nhân BHXH tỉnh nên chú trọng truyền thông thông qua những người cán bộ của hội, đội, đoàn thể mặt trận, tổ dân phố tại địa phương. Thật vậy, để công tác truyền thông BHXH tự nguyện tại địa phương đạt hiệu quả không thể phủ nhận vai trò của cán bộ ấp, hội trong việc vận động tuyên truyền người dân tại địa bàn, họ là những người gần gũi và tiếp xúc trực tiếp đi sâu đi sát cuộc sống của người

lao động. Họ hiểu được những nhu cầu cũng như nguyện vọng của dân từ đó họ có cách tiếp cận dễ dàng hơn.

Do vậy đối với những đối tượng là những NLĐ có trình độ dân chí thấp, mức độ đọc hiểu hạn chế thì bằng cách truyền miệng có khi lại đạt kết quả cao hơn, đây cũng là một giải pháp mà khi áp dụng sẽ thu được kết quả nếu như sự truyền miệng được thuyết phục.

*Phát triển truyền thông nhóm

Truyền thông nhóm là hình thức tiếp cận một nhóm người cùng chia sẻ những thông tin giữa người cung cấp và người tiếp nhận, đồng thời có sự phản hồi trực tiếp ngay trong cuộc nói chuyện, mang tính hai chiều. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH, cũng như khi chưa thiết lập mạng lưới đại lý BHXH tự nguyện và chưa bố trí cán bộ phụ trách ở các xã, phường, thị trấn thì quá trình tập hợp người dân tham gia vào buổi truyền thông nhóm cần có sự vào cuộc của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp ở địa phương.

Để tổ chức thực hiện một cuộc truyền thông nhóm chuyên đề BHXH tự nguyện, trước hết BHXH tỉnh đã ký kết chương trình liên tịch với Hội nông dân, Hội LHPN và Liên minh HTX tỉnh về tuyên truyền, vận động NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, mỗi ngành chủ động lồng ghép hoạt động của đơn vị mình để tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng. Tại BHXH huyện, đã đưa hình thức truyền thông nhóm áp dụng từ đầu năm 2017, BHXH huyện đã phối hợp với Hội LHPN, Hội Nông dânhuyện tổ chức truyền thông nhóm tại các xã, thị trấn, ấp, khu phố. Như vậy, nếu tính số đơn vị được truyền thông đã chiếm trên 50% số xã, phường, thị trấn trong huyện. Hầu hết số người dân tham dự buổi truyền thông đã có nhận thức đồng thuận hơn với chính sách BHXH tự nguyện. Sau khi hiểu được về chính sách, họ thấy mình được quyền thụ hưởng chính sách ASXH

của Đảng và Nhà nước công bằng như bất kỳ một cán bộ, công chức hay NLĐ ở DN nào; Họ thấy số tiền bỏ ra hàng tháng để đóng phí hiện nay để thu hưởng chế độ khi hết tuổi lao động tuy còn hơi cao so với thu nhập và mức sống hiện tại; Họ nhận ra sự nhất quán trong mục tiêu thực hiệnBHXH cho mọi NLĐ của Đảng và Nhà nước ta. Một số đối tượng đã thuộc diện sẵn sàng tham gia và có thể là những người ủng hộ, tuyên truyền chủ trương, chính sách BHXH tự nguyện đến người khác. Nhờ đó, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện đạt cao như: năm 2019 đạt 319% kế hoạch. Số đối tượng lần đầu tiên tham gia BHXH TN (không thuộc đối tượng liên thông với BHXH bắt buộc) tăng dần, trong đó đáng mừng là số đông thuộc cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Điều đó chứng tỏ phương thức triển khai tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đã đến được với lực lượng cốt cán của các Hội, đoàn thể ở cấp cơ sở và chính họ là những người vừa thực thi vừa tuyên truyền, lan tỏa thông tin đến đông đảo mọi người dân, ở tất cả các địa bàn.

Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp của ngành, hình thức tuyên truyền này khá phù hợp vì chi phí thực hiện tiết kiệm, dễ tổ chức ở cấp cơ sở và thông tin đến được tới các tổ chức, hội ở địa phương và NLĐ. Thông thường một buổi truyền thông từ 1 giờ đến 2 giờ và diễn ra ở bất kỳ địa điểm nào tại ấp, xã: hội trường ủy ban nhân dân xã, trường học…. Tất nhiên, hoạt động nhất thiết phải có sự đồng thuận của chính quyền, sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương và sự hưởng ứng của người dân lao động.

* Về phương pháp truyền thông

Tuyên truyền cần nhấn mạnh tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện để NLĐ hiểu, dễ cân nhắc và so sánh cụ thể: Khi có trượt giá thì được điều chỉnh theo phần trăm lương tối thiểu của năm nghỉ hưu. Đây là ưu điểm

vượt trội của BHXH, BHXH tự nguyện so với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương mại.

Ngoài ra, đối với truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề về BHXH TN trên truyền hình, truyền thanh, đồng thời nâng cao chất lượng các chuyên đề để phổ biến đến người dân. Tăng cường đưa những thông tin, điểm tin, giải đáp thắc mắc các thông tin BHXH TN để NLĐ có thể tìm hiểu. Ðặc biệt những nội dung này nên phát hoặc trình chiếu vào những thời gian mà NLĐ có thể thu nhận dễ dàng nhất, có thể phát tin lặp đi lặp lại và có những thay đổi hình thức sao cho phù hợp với dân cư tại địa bàn của mình. Đối với truyền thông nhóm, người truyền đạt nội dung phải có khả năng thuyết phục và kỹ năng truyền đạt thông tin trước quần chúng, có sự am hiểu chính sách nhất định để giải đáp những thắc mắc, tư vấn kỹ lưỡng nội dung cho đối tượng hiểu rõ hơn về chính sách BHXH TN đến với tận người dân lao động.

Qua phân tích thực trạng tham gia BHXH TN tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang, bên cạnh những nguyên nhân do việc không ổn định, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH TN ít, còn có nguyên nhân lớn là do nhận thức của người dân về BHXH TN còn rất hạn chế. Tỷ lệ lao động không biết về chính sách BHXH TN còn cao, chiếm 65%, thêm vào đó nguồn thông tin về chính sách họ có được qua bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ cao nhất, 35%. Nhận thức đúng đắn về BHXH TN từ đó thấy rõ sự cần thiết phải tham gia BHXH TN nhằm ổn định cuộc sống khi về già hết tuổi lao động. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải tham gia BHXHTN, không thể để mặc người dân khi tuổi cao sức yếu, khi gặp những trường hợp rủi ro rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Hơn nữa, trình độ học vấn của người nông dân thường rất thấp, 71% lao động nông thôn có trình độ THCS, lao động nữ chủ yếu có trình độ dưới THCS, từ

đó khả năng tiếp cận và hiểu biết về chính sách còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải tăng cường tuyên truyền để NLĐ hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ BHXHTN, lợi ích của BHXHTN khi tham gia, cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH… để họ hiểu, tin tưởng và tự nguyện tham gia chính sách BHXHTN.

b. Tăng cường mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện cơ bản nhất để lao động chính thức tham gia BHXH TN là phải có việc làm với giá trị cao và thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng đóng BHXH TN. Do vậy, chiến lược mở rộng độ bao phủ nhằm tăng quy mô của người tham gia BHXH TN phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược việc làm, xóa đói giảm nghèo và nhất là phối hợp với chương trình việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia và của huyện. Có chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân khi có thiên tai, không có thu nhập để họ có điều kiện tham gia.

3.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN

a. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN

Xây dựng, kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ làm công tác BHXH TN là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.

BHXH tỉnh phải hình thành tổ chức chuyên trách BHXH TN từ

BHXH huyện cần nghiên cứu mô hình liên kết với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc biệt là Hội nông dân các cấp; đồng thời thiết lập hệ thống cộng tác viên ở cấp cơ sở (có thể sử dụng mạng lưới cộng tác viên hay đại lý làm công tác thu BHYT tự nguyện của ngành) để thực hiện. Về lâu dài từng bước phải hình thành hệ thống mạng lưới làm công tác BHXHTN cho nông dân được mở rộng đến từng địa bàn dân cư, tổ dân phố, xã phường… Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành BHXH huyện An Minh cả trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

b. Tăng cường đội ngũ làm công tác thông tin tuyên truyền

Để triển khai tốt công tác thu BHXHTN trên địa bàn, BHXH tỉnh cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức phụ trách trực tiếp chính sách BHXHTN cho huyện. Đồng thời cần bố trí số lượng cán bộ, viên chức hoạt động trong lĩnh vực BHXHTN phù hợp nhằm hỗ trợ cộng đồng có khả năng tối đa tiếp cận với BHXHTN.

c. Quy hoạch cán bộ phụ trách BHXHTN đến năm 2025

Với quy mô phát triển kinh tế xã hội của huyện An Minh, theo tính toán của tác giả, giai đoạn 2020 - 2025 phát triển BHXHTN, số lượng cán bộ từ 2019 - 2021 sẽ tăng chậm hơn tới 2025, trong giai đoạn này chủ yếu đào tạo cán bộ và mở rộng các khu vực dễ tiếp cận với BHXH. Giai đoạn 2020 - 2025

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 69 - 82)