6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Các giải pháp khác
a. Hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chính sách phát triển dịch vụ BHXHTN
+ Sửa đổi nội dung khoản 2, điều 9 Nghị định 190 về số năm thực hiện bảo hiểm xã hội: kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không như BHXH bắt buộc, BHXH TN đối tượng chủ yếu là nông dân, NLĐ trong ngành tiểu thủ công nghiệp tham gia. Những đối tượng này thường tham gia BHXH ở độ tuổi đã cao, thậm chí gần 50 tuổi trở lên. Do đó, số năm đóng BH của họ thường không đủ số năm theo quy định để hưởng trợ cấp khi đến tuổi về hưu. Thậm chí, ngay cả khi đóng BH được phép vượt quá 5 năm so với độ tuổi về
hưu thì số người đóng thiếu năm vẫn còn rất lớn. Vì vậy, trong tương lai gần, khi mà lượng người ở độ tuổi như đối tượng trên đây còn rất lớn thì việc thay đổi nội dung trong Nghị định một cách linh hoạt góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân nhiều hơn. Đồng thời, độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội chỉ nên quy định tuổi sàn và để mở tuổi của người tham gia BHXH TN.
+ Thay đổi mức đóng BHXH TN, có thể đóng theo mức tiền lương cơ sở, tiền lương cơ sở hoặc đóng theo chuẩn vùng nghèo, đặc biệt là các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh. Như vậy, mức đóng hàng tháng bằng 22% thu nhập của NLĐ lựa chọn đóng BHXH, tỷ lệ 22% được lấy như người đóng BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH TN có thể được thay đổi linh hoạt theo thu nhập của người đóng bảo hiểm. Tuy nhiên thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của hộ dân ở khu vực nông thôn và thành thị được Nhà nước quy định.
+ Bổ sung thêm các chế độ cho Bảo hiểm xã hội tự nguyện như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay, loại hình BHXH tự nguyện mới được thiết kế với hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất. Điều này được đánh giá là phù hợp với giai đoạn đầu triển khai, khi chúng ta cần có những bước đi thận trọng nhằm đảm bảo cho Quỹ BHXH tự nguyện có thể tự cân đối thu chi, đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhưng nếu xét về lâu dài, thì đây lại là một điểm hạn chế có nguy cơ kìm hãm sự phát triển của BHXH tự nguyện. Như đã phân tích ở trên đa số người dân Việt Nam hiện nay không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đồng nghĩa với việc họ đang không được thụ hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn như: thai sản, ốm đau và tai nạn lao động,... là những chính sách cơ bản đối với mọi người lao động.
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số nhóm đối tượng đặc thù.
cho Chính phủ triển khai và thực hiện sớm chính sách hỗ trợ đối với BHXH tự nguyện ở nhiều khía cạnh như:
Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho nhóm đối tượng đặc thù như: hộ gia gia có đông người tham gia BHXH tự nguyện; Các gia đình chính sách (hộ nghèo hoặc cận nghèo, gia đình có công với cách mạng,...); Hoặc các nhóm đối tượng có đông người tham gia BHXH tự nguyện, lâu dài.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí quản lý và tổ chức triển khai thực hiện BHXH tự nguyện.
b. Tăng cường sự hỗ trợ của huyện An Minh
* Phải tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an sinh xã hội tỉnh Kiên Giang
Như đã đề cập ở kết quả nghiên cứu, sự phát triển kinh tế gắn trực tiếp với thu nhập của người dân, là cơ sở quan trọng để thúc đẩy người dân tham gia BHXH TN. Do vậy song hành với các nhóm giải pháp phát triển BHXH TN, cần có những giải pháp về phát triển kinh tế của địa phương.
- Nông nghiệp
+ Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bảo đảm bảo cân đối giữa đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm theo định hướng phát triển của Tỉnh
+ Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
+ Tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành chương trình dồn ghép ruộng đất; quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa cơ khí hóa vào sản xuất nông nghiệp.
+ Quy hoạch tăng diện tích trồng cây công nghiệp và cây thực phẩm, các cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng đất trồng lúa, nhưng bảo đảm an ninh lương thực.
+ Về trồng trọt: chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày như lạc, đậu tương, hoa cây cảnh... ổn định sản lượng lương thực có hạt khoảng 36-38 vạn tấn/năm.
+ Cây ăn quả: cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi; chuyển đổi một phần đất lâm nghiệp sang diện tích cây ăn quả, ổn định diện tích cây ăn quả khoảng 15.000 -17.000 ha, trong đó diện tích trồng mới khoảng 6.000-8.000ha.
-Ngành thuỷ sản
+ Tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy nhanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tạo vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 lên 7.500- 8.000 ha và ổn định diện tích trong giai đoạn tiếp theo; sản lượng cá nuôi trồng dự kiến đạt 14-15 nghìn tấn vào năm 2020 và tiếp tục thâm canh, áp dụng biện pháp nuôi trồng mới để tăng năng suất, tăng sản lượng (UBND tỉnh Kiên Giang).
- Ngành lâm nghiệp
+ Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng. Bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng, vi phạm lâm luật.
+ Xây dựng các trung tâm giống, trung tâm kiểm định chất lượng giống cây, con để thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
-Dự kiến phân bố cây trồng vật nuôi trên địa bàn theo ba tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng đô thị, ven khu công nghiệp: là trung tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp, cung cấp và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; là đầu mối liên kết sản xuất nông nghiệp với nhu cầu thị trường với người tiêu dùng.
Tiểu vùng đồng bằng ven sông: chuyên môn hóa sản xuất cây lương thực năng suất cao, các loại rau củ, hoa, cây cảnh, đậu tương, cây ăn quả; chăn nuôi lợn, bò, thuỷ sản, gia cầm.
* Tạo việc làm, ổn định thu nhập đối với người lao động đặc biệt là lao động thu nhập thấp
Theo kết quả điều tra, hầu hết NLĐ đều có mức thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp làm cơ hội tham gia bảo hiểm bị hạn chế. Hơn nữa, mức đóng BHXH TN tăng dần nên nhiều người không chắc chắn mình có thể theo đuổi được mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lương tối thiểu chung. Còn đối với lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, các vùng nông thôn hoặc miền núi với mức thu nhập thấp, việc tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn khá xa vời.
Tóm lại, do đời sống NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH TN còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để BHXH TN đến được với người dân thì các cấp ngành, địa phương cần làm tốt các giải pháp sau:
Một là, giải quyết việc làm để NLĐ có thu nhập ổn định là biện pháp cơ bản nhất. Theo số liệu điều tra, 62,9%NLĐ có thu nhập không ổn định (lúc tăng, lúc giảm), 55,2% số đối tượng thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc.
Để NLĐ có thu nhập tham gia đóng góp quỹ BHXH, thì giải quyết việc làm cho NLĐ có tầm quan trọng, quyết định đến khả năng tham gia BHXH của họ. Trong những năm trước mắt, giải quyết việc làm trên cở sở:
Triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển sản xuất để tạo thêm việc làm cho NLĐ. Trước mắt phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội, đa dạng loại hình sản xuất kinh doanh để thu hút lao động làm việc.
Mở mạng lưới trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm đảm bảo cho cung và cầu lao động dễ tiếp cận, gặp nhau. Để cho NLĐ có thể dễ dàng tìm việc làm trong cơ chế thị trường, cần phát triển công tác dạy nghề, đảm bảo cho NLĐ có nghề nghiệp.
Quản lý tốt lực lượng lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) để từ đó có kế hoạch hỗ trợ công việc cho họ.
Hai là, đảm bảo hoạt động sản xuất của tập thể và NLĐ phải thật sự có hiệu quả, để thu nhập của NLĐ không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn có phần tích lũy và đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội.
Ba là, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho NLĐ có điều kiện tham gia BHXH. Hiện nay có 14 chương trình quốc gia giải quyết việc làm là nòng cốt, để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các địa phương cần có biện pháp cụ thể: rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn, thu hồi diện tích đất cấp không hợp lý giao cho hộ nghèo, mở rộng quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, có kế hoạch đào tạo nghề miễn phí cho NLĐ nghèo để họ tìm việc làm.
Bốn là, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn có cơ hội học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Sử dụng lực lượng tổng hợp trung ương, địa phương bao gồm các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm dạy nghề, mạng lưới khuyến nông - lâm - ngư gắn với địa bàn nông thôn để phát triển dạy nghề lao động nông thôn. Tăng cường xã hội hoá dạy nghề cho lao động nông
thôn: Tăng đầu tư từ ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển dạy nghề cho lao động phi chính thức.
Bảo đảm tạo đủ việc làm, việc làm bền vững và thu nhập cao cho NLĐ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; phát triển thị trường lao động đồng đều giữa các vùng gắn kết cung - cầu lao động; tăng lao động làm công ăn lương, phát triển hệ thống thông tin, phân tích và dự báo thị trường lao động; hệ thống giao dịch áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và nối mạng quốc gia; thực hiện nguyên tắc phân phối tiền lương và thu nhập công bằng; Đối với khu vực nông thôn hình thành các làng nghề tại địa phương; thành lập các hội cho từng nhóm nghề để tương trợ nhau trong công việc để tìm cơ hội việc làm tăng thu nhập.
Đối với lao động tự do cần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên cơ sở thực hiện cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động; Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước, các cấp các ngành, đoàn thể có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho từng vùng, từng nghề để bảo đảm tận dụng tốt nhất các thế mạnh sẵn có.