Kiến nghị đối với UBND Huyện An Minh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị đối với UBND Huyện An Minh

Để BHXH TN đến được với người dân thì các cấp ngành, địa phương cần làm tốt các công việc sau:

Một là: giải quyết việc làm để NLĐ có thu nhập ổn định là biện pháp cơ bản nhất. Theo số liệu điều tra, 62,9% NLĐ có thu nhập không ổn định (lúc tăng, lúc giảm), 55,2% số đối tượng thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc.

cho NLĐ có tầm quan trọng, quyết định đến khả năng tham gia BHXH của họ. Trong những năm trước mắt, giải quyết việc làm trên cở sở:

Triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển sản xuất để tạo thêm việc làm cho NLĐ. Trước mắt phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội, đa dạng loại hình sản xuất kinh doanh để thu hút lao động làm việc.

Mở mạng lưới trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm đảm bảo cho cung và cầu lao động dễ tiếp cận, gặp nhau. Để cho NLĐ có thể dễ dàng tìm việc làm trong cơ chế thị trường, cần phát triển công tác dạy nghề, đảm bảo cho NLĐ có nghề nghiệp.

Quản lý tốt lực lượng lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) để từ đó có kế hoạch hỗ trợ công việc cho họ.

Hai là: đảm bảo hoạt động sản xuất của tập thể và NLĐ phải thật sự có hiệu quả, để thu nhập của NLĐ không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn có phần tích lũy và đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội.

Ba là: thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho NLĐ có điều kiện tham gia BHXH. Hiện nay có 14 chương trình quốc gia giải quyết việc làm là nòng cốt, để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, các địa phương cần có biện pháp cụ thể: rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn, thu hồi diện tích đất cấp không hợp lý giao cho hộ nghèo, mở rộng quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, có kế hoạch đào tạo nghề miễn phí cho NLĐ nghèo để họ tìm việc làm.

Bốn là: mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho lao động nông thôn có cơ hội học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa. Sử dụng lực lượng tổng hợp trung ương, địa phương bao gồm các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm dạy nghề, mạng

lưới khuyến nông - lâm - ngư gắn với địa bàn nông thôn để phát triển dạy nghề lao động nông thôn. Tăng cường xã hội hoá dạy nghề cho lao động nông thôn: Tăng đầu tư từ ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển dạy nghề cho lao động phi chính thức.

Bảo đảm tạo đủ việc làm, việc làm bền vững và thu nhập cao cho NLĐ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; phát triển thị trường lao động đồng đều giữa các vùng gắn kết cung - cầu lao động; tăng lao động làm công ăn lương, phát triển hệ thống thông tin, phân tích và dự báo thị trường lao động; hệ thống giao dịch áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và nối mạng quốc gia; thực hiện nguyên tắc phân phối tiền lương và thu nhập công bằng; Đối với khu vực nông thôn hình thành các làng nghề tại địa phương; thành lập các hội cho từng nhóm nghề để tương trợ nhau trong công việc để tìm cơ hội việc làm tăng thu nhập. Đối với lao động tự do cần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên cơ sở thực hiện cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động; Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước, các cấp các ngành, đoàn thể có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho từng vùng, từng nghề để bảo đảm tận dụng tốt nhất các thế mạnh sẵn có.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w