Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 27 - 30)

Công việc mà người lao động đảm nhận

những công việc phù hợp với năng lực, sở trường, được tự chủ trong công việc, được phản hồi kết quả làm viêc, được hưởng những quyền lợi tương xứng. Hay những công việc gắn liền với sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ đặt ra yêu cầu về trình độ của người lao động ngày càng nâng cao, nắm bắt cái mới sẽ thúc đẩy họ phấn đấu học tập, tìm tòi nghiên cứu, nâng cao trình độ nếu không sẽ bị đào thải. Ngược lại, họ nhận được những công việc cứ lặp đi lặp lại, không đòi hỏi nhiều về tư duy đổi mới làm cho họ cảm giác nhàm chán và triệt tiêu hứng thú làm việc.

Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như máy móc trang thiết bị, sự tổ chức và bố trí nơi làm việc, các yếu tố vệ sinh môi trường (khói bụi, tiếng ồn..), có tác động lớn tới khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và hiệu quả làm việc. Nếu người lao động được làm việc trong điều kiện làm việc tốt như: trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, nơi làm việc được tổ chức bố trí hợp lý sẽ giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động, bầu không khí tâm lý của tập thể thoải mái, tin tưởng... sẽ làm cho người lao động cảm thấy yên tâm làm việc, có điều kiện để phát huy sáng tạo trong công việc đem lại năng suất cao và ngược lại.

Phong cách quản lý của người lãnh đạo

Trong một tổ chức, người lãnh đạo là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo công chức do đó phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, kết quả làm việc của cấp dưới. Hiện nay, phong cách lãnh đạo có thể chia thành ba loại.

Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền là việc người lãnh đạo

mắc, thường tạo ra cho nhân viên tâm lý căng thẳng, thực hiện công việc như một cái máy, không có động lực làm việc; tuy nhiên lại phát huy hiệu quả trong tình huống cần quyết định nhanh, quyết đoán.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là người lãnh đạo quan tâm thu hút nhân

viên vào quá trình ra quyết định, tham khảo ý kiến của nhân viên để đưa ra quyết định cuối cùng, tạo lập được tinh thần hợp tác nhưng đôi khi sẽ gặp khó khăn cũng như chậm trễ trong việc ra quyết định nếu người lãnh đạo không quyết đoán.

Phong cách lãnh đạo tự do, người lãnh đạo tăng quyền tự quản cho cấp

dưới bằng việc cho phép cấp dưới đưa ra các quyết định, giảm chi phí quản lý trung gian, tuy nhiên nếu cấp dưới không đủ năng lực và sự cam kết với tổ chức thì sẽ đem lại thiệt hại cho tổ chức.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu nhược điểm riêng do đó người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp để thúc đẩy nhân viên trong công việc nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Văn hóa của tổ chức

Văn hoá của tổ chức là toàn bộ những tập tục, tập quán mà được các nhà quản lý và toàn thể nhân viên nhất trí và thực hiện. Văn hóa tổ chức thể hiện thông qua các lễ nghi, các truyền thống, các nghệ thuật ứng xử... Nó được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi nhân viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hóa của một tổ chức ảnh hưởng đến cách tuyển chọn nhân viên, đến hành vi, thái độ của cấp trên với cấp dưới, đến công tác đánh giá thực hiện công việc và qua đó ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc.

Các chính sách quản lý nhân sự

Bao gồm các chính sách từ tuyển chọn, bố trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, an toàn vệ sinh lao động. Các chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và hợp lý không những giúp người quản lý có thể điều hành tổ chức một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu củả tổ chức mà còn đảm bảo các quyền lợi cũng như mong đợi của người lao động từ đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Nếu người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn, trả lương cao tương xứng với kết quả thực hiện công việc, có cơ hội thăng tiến và học tập, được đối xử công bằng, được tạo điều kiện để phát huy năng lực sở trường...họ sẽ gắn bó với tổ chức, nỗ lực hết mình để đóng góp cho tổ chức.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ, báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức có vai trò quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, ít đầu mối, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi thành viên được phân công rõ ràng, linh hoạt, không chồng chéo sẽ giúp cho nhân viên chủ động trong công việc, mọi quyết định, nhiệm vụ, hoạt động diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 27 - 30)