Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 90 - 91)

V. Điều kiện làm việc DKL

4.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo

b. Chính sách khen thưởng

4.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo

Hiện nay, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cũng đã thường xuyên thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Tuy nhiên hiệu quả đào tạo vẫn chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới, Sở nên chú trọng đến công tác lựa chọn đối tượng đào tạo và thay đổi phương pháp, nội dung đào tạo cho phù hợp hơn với yêu cầu công việc để kết quả đạt được cao hơn. Xem yếu tố đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong việc đề bạt, thăng tiến, khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo phù hợp với công việc của mình. Cụ thể:

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải có kế hoạch dài hạn, trên cơ sở điều tra, khảo sát phân loại các đối tượng dự nguồn, phân tích nhu cầu các chức danh lãnh đạo cho các thời kỳ tiếp theo, dự báo nhu cầu đào tạo của cơ quan mình và lập kế hoạch dài hạn đào tạo cán bộ dự nguồn chức danh cán bộ lãnh đạo chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.

- Tăng cường thể chế hóa công tác đào tạo theo vị trí công tác: căn cứ phướng án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn của từng chức danh đã quy định để xác định đúng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng (đào tạo bồi dưỡng cho ai), đào tạo cái gì (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước..), đào tạo ở trình độ nào?. Xác định những chức danh nào cần đào tạo tập trung, chính quy, chức danh nào đào tạo tại chức. Tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho những người đảm nhiệm các chức danh chuyên môn.

- Dựa vào kết quả trong bảng chấm điểm kết quả làm việc tháng, những lao động có kết quả tín nhiệm thấp nên đào tạo lại để cải thiện hiệu quả công việc và những người có kết quả cao thì có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp.

- Làm tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm để tìm nguồn lực mới, nhân tố mới để tạo động lực cho nhân viên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 90 - 91)