Mô hình nghiên cứu của Perry (1996)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 34 - 35)

Nghiên cứu của Perry (1996) cho thấy có 24 biến quan sát được chia làm 4 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ở khu vực công, bao gồm:

- Sự hấp dẫn của việc hoạch định chính sách công (Attraction to public policy making): Người lao động bị hấp dẫn bởi nhu cầu về quyền lực.

- Mong muốn được phục vụ cho lợi ích cộng đồng (A desire to serve the public interest): Người lao động có ý thức về nghĩa vụ đối với cộng đồng.

- Sự lương thiện (Compassion): Người lao động có tấm lòng lương thiện, muốn giúp đỡ cộng đồng.

- Sự hy sinh (Self-sacrifice): Người lao động sẵn sàng hy sinh lợi ích các nhân cho cộng đồng.

Attraction to public policy making A desire to serve the public interest

Compassion Self-sacrifice

Public-Sector Work Motivation

Hình 1.6: Mô hình động cơ làm việc trong khu vực công của Perry

Theo Wright (2008) đóng góp của Perry rất quan trọng và có giá trị vì nó cung cấp một góc nhìn toàn diện hơn về động cơ làm việc của nhân viên trong khu vực công so với các nghiên cứu trước đó.

Rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo của Perry để đo lường động cơ làm việc của nhân viên trong khu vực công nhưng những tranh luận vẫn còn tồn tại xung quanh việc ứng dụng này. Một bất lợi được đề cập đến đầu tiên là chiều dài của các thang đo. Nó không dễ dàng để khảo sát trên quy mô lớn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của châu Âu cũng gặp khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ khi sử dụng thang đo bên ngoài Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 34 - 35)