CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂNLỰC

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂNLỰC

1.4.1. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên bên ngoài

Với những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên là những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lí, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; đồng thời, do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nước trong khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Nhưng, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các nguồn lực mới.Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Mỗi thế hệ đều được thừa hưởng các nguồn lực do thế hệ trước để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực mới cho thế hệ con cháu mai sau.

Nhân lực cơ quan có khi biến động do một số người thuyên chuyển đi nơi khác, về hưu, ốm đau, chết, tai nạn, kỷ luật, buộc thôi việc. Vì vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực xuất hiện và nguồn bổ sung này phải tìm từ thị trường lao động bên ngoài. Mặt khác, do nhu cầu phát triển và kinh tế của huyện cần có thêm nhân lực để hoàn thiện nhiệm vụ. Ngoài ra, nhu cầu cán bộ viên chức có ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực tại cơ quan, cụ thể là khi thị trường cán bộ viên chức khan hiếm, cung cán bộ viên chức thiếu, cơ quan lại không tuyển dụng nhân lực nên cần phải đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động của đơn vị hành chính.

1.4.2. Các yếu tố thuộc về kinh tế xã hội bên ngoài

- Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức có thể theo kịp và giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức kỹ năng thì không thể nào vận hành các dây chuyền máy móc hiện đại từ đó có tác động đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.[1]

- Hệ thống pháp luật cũng tạo ra hành lang phát lý cho các tổ chức hoạt động và tuân thủ theo quy định đó. Nó ảnh hưởng một cách sâu sắc và trên diện rộng đến cách thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về chính sách và chương trình. Nhà nước ban hành luật lao động với nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng cũng đã tác động trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Dân số, giáo dục - Đào tạo

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến và sức khỏe của nguồn nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu.Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao.[5]

- Vai trò của người lao động chất xám lao động trí tuệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội. Để có được nguồn nhân lực có

chất lượng cao không có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực.

- Một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàn tương trợ là những nhân tố phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực.

1.4.3. Các yếu tố thuộc về chính sách phát triển cán bộ

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt và việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.[10]

1.4.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan hành chính cấp xã, phường

Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới nghề nghiệp của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cân nhắc trong việc đào tạo và phát triển người lao động trong tổ chức tránh trường hợp đào tạo xong người lao động lại chuyển sang đơn vị mới.

- Mục tiêu của tổ chức: Tổ chức mong muốn nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thì trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn chiến lược nguồn nhân lực với mục tiêu của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với mục tiêu tổ chức đang theo đuổi.

- Môi trường làm việc và tính chất công việc: Môi trường làm việc năng động hay môi trường làm việc yên tĩnh nó cũng tác động đến công tác đào tạo. Nó đòi hỏi công tác đào tạo sao cho phù hợp với môi trường và tính chất của tổ chức để sau quá trình đào tạo và phát triển, người lao động có thể phát huy hết kỹ năng họ được trang bị.

- Chính sách sử dụng con người: Các chính sách là chỉ nam hướng dẫn chứ không phải luật lệ cứng nhắc và phải linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với thực tế

trong từng thời kỳ. Đặc biệt chính sách sử dụng con người, nhất là người lao động qua đào tạo, có trình chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao sẽ ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc nghiên cứu ở những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

Chương 1 của Luận Văn đã giới thiệu những lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực quản lý hành chính như: khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực hành chính, phát triển nguồn nhân lực hành chính, ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính; Các nội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính. Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở nước tiên tiến trên thế giới và một số địa phương trong nước. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH XÃ, PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

TỈNH QUẢNG NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thị xã Điện Bàn được thành lập theo Quyết định số 889/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 chuyển huyện Điện Bàn thành thị xã. Thị xã Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh mẽ và khá toàn diện; thế và lực, sức mạnh tổng hợp của thị xã ngày càng được tăng cường.Đây là tiền đề, điều kiện thuận lợi hết sức cơ bản, quan trọng để thị xã phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc hơn trong những năm tới. Chặng đường gân 30 năm là một huyện nông nghiệp, rồi phấn đấu xây dựng huyện theo hướng công nghiệp – thương mai dịch vụ và du lịch đến nay trở thành Thị xã đã chứng kiến biết bao đổi thay. Qua 30 năm đầu tư, phát triển, diện mạo đô thị thị xã Điện Bàn đã được định hình khá rõ nét, bộ mặt đô thị đổi mới, phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Điều này đã khẳng định chủ trương, kế hoạch phát triển đối với thị xã trong thời gian qua là đúng đắn, các giải pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả, sức mạnh toàn dân đã được phát huy. Thị xã Điện Bàn hiện có 07 phường, 13 xã .[14]

Bảng 2.1 Các Phường, xã thuộc thị xã Điện Bàn. ST T Đơn vị hành chính Diện tích (Ha) Phân loại Xã, phường)

Phân chi khu vực Nông thôn, Thành thị

1 P.Vĩnh Điện 200,56 Loại II Thành thị

2 P.Điện An 1068,07 Loại I Thành thị

3 P.Điện Ngọc 2071,69 Loại I Thành thị

4 P.Điện Nam Bắc 749,2 Loại III Thành thị

5 P.Điện Nam Trung 813,2 Loại II Thành thị

6 P.Điện Nam Đông 864,38 Loại II Thành thị

7 P.Điện Dương 1602,78 Loại I Nông thôn

8 Xã Điện Tiến 1524,34 Loại II Nông thôn

9 Xã Điện Hòa 1736,37 Loại I Nông thôn

10 Xã Điện Thắng Bắc 378,89 Loại II Nông thôn

11 Xã Điện Trung 378,29 Loại II Nông thôn

12 Xã Điện Thắng Nam 538,43 Loại III Nông thôn

13 Xã Điện Hồng 1564,62 Loại I Nông thôn

14 Xã Điện Thọ 1571,04 Loại I Nông thôn

15 Xã Điện Phước 1194,62 Loại II Nông thôn

16 Xã Điện Quang 1463,57 Loại II Nông thôn

17 Xã Điện Trung 962,64 Loại III Nông thôn

18 Xã Điện Phong 192,61 Loại II Nông thôn

19 Xã Điện Minh 575,25 Loại II Nông thôn

20 Xã Điện Phương 993,88 Loại I Nông thôn

( Nguồn Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam. phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và thị xã Ngũ Hành Sơn (Thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp Thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Điện Bàn có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong cụm đô thị động lực Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An – Tam Kỳ - Vạn Tường; là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng biển Tiên Sa, sân bay quốc tế

Đà Nẵng, hành lang giao thông đường bộ, đường sắt Bắc – Nam. Đô thị Điện Bàn nằm giữa đô thị Đà Nẵng (thành phố trẻ, trung tâm hành chính - thương mại - dịch vụ - công nghiệp) và đô thị Hội An (thành phố cổ mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - thiên nhiên) nên có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội

Hình 2.1.Bản đồ vị trí địa lý thị xã Điện Bàn.

Bảng 2.2. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn thị xã năm 2019 ST

T

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 21.632,43 100

1 Đất nông nghiệp 11.730,93 54,23

Đất sản xuất nông nghiệp 11.415,01 52,77

Đất lâm nghiệp có rừng 115,52 0,53

ST T

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất làm muối 0 0

Đất nông nghiệp khác 0 0

2 Đất phi nông nghiệp 8.866,52 40,99

Đất ở 3.894,67 18,00

Đất chuyên dùng 2.718,69 12,57

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 50,17 0,23

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 759,34 3,51

Đất sông suối và mặt nướcchuyên dùng 1.443,65 6,67

Đất phi nông nghiệp khác 0 0

3 Đất chưa sử dụng 1.034,98 4,78

Đất bằng chưa sử dụng 1.034,98 4,78

Đất đồi núi chưa sử dụng 0 0

Núi đá không có rừng cây 0 0

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 40,99 % mặc dù các xã, phường thuộc thị xã sản xuất nông nghiệp vẫn còn. Nguyên nhân là do diện tích đất sản xuất đã bị thu hồi đáng kể để phục vụ cho các dự án triển khai thi công. Như vậy cho thấy kinh tế thị xã đang chuyển hướng tích cực.

Có sông Thu Bồn, Sông Vĩnh Điện chạy bao bọc chảy giữa 11 xã, phường với chiều dài: 20 km, có bờ biển chạy dọc 5 phường ( Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông và Điện Dương), hơn 5km; có đồi núi, các điểm di tích lịch sử, khu du lịch sinh thái ..có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: khu du lịch sinh thái Triêm Tây, đồi Bồ Bồ, các làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng Phước Kiều, nghề ươm tơ, dệt lụa Điện Phong, Điện Quang; dệt chiếu, đan mây tre mỹ nghệ, ẩm thực ...

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cần một nguồn nhân lực hành chính quy mô, không những có năng lực mà còn năng động đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã trong tình hình hiện nay.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới nhưng kinh tế thị xã vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởngkhá.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất các ngành của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tổng giá trị sản xuất 13.165 15.324 17.102 19.106 CN - XD 8.358 9.885 10.632 11.601 NN - TS 1.228 1.342 1.354 1.406 TM - DV 3.579 4.097 5.116 6.099

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

CN - XD 64.66 65.80 63.70 62.92

NN - TS 10.04 9.67 9.15 8.67

TM - DV 25.30 24.53 27.15 28.41

Bảng 2.4. Tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: % Năm 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Tổng giá trị sản xuất 116 111 111 CN – XD 118 107 109 NN – TS 109 100 103 TM - DV 114 124 119 2016 2017 2018 2019 0 10 20 30 40 50 60 70 CN - XD NN - TS TM - DV

Hình 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2016-2019

Số liệu bảng 2.3 và bảng 2.4 cho thấy tổng giá trị ngành sản xuất của các nghànhđạt gần 19.106 tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2016. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp – xây dựng đạt giá trị lớn nhất gần 11.601 chiếm62,92% tổng giá trị sản xuất; ngành nông nghiệp – thủy sản đạt giá trị thấp nhất là 1.406 tỷ đồng, chiếm

8,67% tổng giá trị sản xuất và cuối cùng là ngành thương mại - dịch vụ của thị xã là 6.099 tỷ đồng, chiếm 28,41% tổng giá trị sản xuất.

Bảng 2.4 cho thấy năm 2016-2017 là năm kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 2016-2019, tuy nhiên những năm về sau do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước cũng như thế giới nên giá trị sản xuất của thị xã cũng sụt giảm. Các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ngành công nghiệp – xây dựng trong năm 2017 đã sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên năm 2019 nhờ có giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt giá trị cao và vẫn duy trì được đà tăng trưởng nên góp phần làm tổng giá trị sản xuất tăng. Nói chung, kinh tế của thị xã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp.

Cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm chuyển biến tích cực. Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của thị xã, kinh tế tư nhân phát triển nhanh về lượng và chất, đến nay có 604 doanh nghiệp, 12.725 hộ kinh doanh cá thể, 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần gấp hai so với năm 2016. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá.Một số sản phẩm công nghiệp đã từng bước có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Thị xã đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 44)

w