6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ hành chính máy xã, phường
Theo luật tổ chức chính quyền địa phương được quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 và nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thì cơ cấu tổ chức bộ máy xã , phường được sắp xếp và tổ chức như sau:
Bảng 2.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính xã phường hiện nay
STT Cán bộ chuyên trách Công chức
1 Chủ Tịch Ủy ban nhân dân xã Trưởng Công An xã
2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chỉ hủy trưởng Quân sự xã
3 Văn Phòng – Thống kê
4 Địa Chính – xây dựng
5 Tài Chính – Kế toán
6 Tư pháp – Hộ tịch
7 Văn hóa – Xã Hội
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã cụ thể :
- Xã loại 1 : không quá 25 người; - Xã loại 2: không quá 23 người; - Xã loại 3: không quá 21 người;
Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã:
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch.
Hình 2.3.Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã, phường
Nhà nước quy định cụ thể các chức danh, nhiệm vụ đối với các công chức hành chính cấp xã, phường. Tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ, Quy định:
- Đối với Chức danh Chủ tịch UBND xã:
+ Là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện.
+Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
+Thực hiện nhiệm vụ phụ trách quản lý tài chính, địa chính, nội chính theo quy định của pháp luật, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
- Đối với chức danh Phó chủ tịch UBND xã: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn theo khốicông việc (Y tế, giáo dục và văn hoá - xã hội...) của Uỷ bannhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.Quản lý hành chính tại công sở, giám sát đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân giao.
- Đối với chức danh Trưởng Công an cấp xã: Tham mưu trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên ñịa bàn theo quy ñịnh của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an.
- Đối với chức danh Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã: Tham mưu trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy ñịnh của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự.
- Đối với chức danh Văn phòng - Thống kê: Tham mưu trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc, lịch tiếp dân, tổng hợp, thống kê, báo cáo, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”.
- Đối với chức danh địa chính - Xây dựng - đô thị và Môi trường hoặc địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường: Tham mưu trong các lĩnh vực: đất
đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như: Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, xây dựng các báo cáo; tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường; giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng; thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn.
- Đối với chức danh Tài chính - Kế toán: Tham mưu trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng, tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cấp xã và các biện pháp khai thác nguồn thu trên ñịa bàn cấp xã; kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách; thực hiện công tác kế toán ngân sách.
- Đối với chức danh Tư pháp - Hộ tịch: Tham mưu trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong việc tham gia xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên ñịa bàn cấp xã; thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
- Đối với chức danh Văn hóa - Xã hội: Tham mưu trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền; thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề; các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm
nghèo; xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã.