Đốivới Thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 112 - 117)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đốivới Thị xã Điện Bàn

Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của một số xã, phường trên địa bàn thị xã hiện nay còn nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt là các phương tiện máy móc, kỹ thuật phục vụ cho công tác cho đội ngũ CBCC còn thiếu thốn, đề xuất thị xã quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cao điều kiện làm việc, giúp đội ngũ CBCC phục vụ nhân dân được tốt hơn, và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Cần lưu tâm đến các giải pháp : nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, CBCC ; Hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá cán bộ công chức , Xây dựng và thực hiện đúng đắn các chế độ đối với CBCC hành chính cấp xã, phường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để các giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, phường thuộc thị xã Điện Bàn có sơ sở, Luận văn đã nghiên cứu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong mối liên hệ với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời cũng phân tích những khó khăn, tồn tại đối với việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, phường của thị xã để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện thực tế hơn.

Cơ sở và thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, phường thuộc thị xã Điện Bàn được khái quát trong chương 3. Đây là những cơ sở vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và tính khả thi của các giải pháp.

Phát triển nguồn nhân lực hành chính cho Quảng Nam nói chung và cho cấp thị xã đối với một địa bàn nghiên cứu luôn là vấn đề khó, đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh với sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành và nhiều bên có liên quan.

Trong số các giải pháp, cần ưu tiên thực hiện ngay giải pháp Quy hoạch, hoạch định nguồn nhân lực. Đây là giải pháp có tính bản lề, là cơ sở để thực hiện và đề xuất các chính sách phát triển phù hợp.

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực hành chính công nói chung và nguồn nhân lực hành chính công cấp xã (phường) nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội mỗi các địa phương. Nguồn nhân lực hành chính công cấp xã (phường) là nguồn lực trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở, là cầu nối quan trọng giữa đảng, Nhà nước với nhân dân. Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực hành chính công, thời gian qua, đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực hành chính công, trong đó có nguồn nhân lực hành chính cấp xã.

Tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực hành chính công và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Tuy nhiên trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì nguồn nhân lực hành chính cấp xã, phường tại thị xã Điện Bàn vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở trong thời kỳ phát triển, hội nhập quốc tế.

Thông qua quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu về nguồn nhân lực hành chính công cấp xã, phường tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2016-2019. Luận văn đã cơ bản đánh giá ñược thực trạng phát triển nguồn nhân lực cấp xã, phường của thị xã Điện Bàn.Qua đó cho thấy, bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính công cấp xã, phường tại thành thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bao gồm các nhóm giải pháp: Hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực; nâng cao năng lực nguồn nhân lực và nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các cấp chính quyền thành phố trong việc xây dựng các quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm và bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hành chính.

Để phát triển nguồn nhân lực hành chính công cấp xã, phường tại thị xã Điện Bàn trong thời gian tới, cần phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, hợp lý, mang tính lâu dài và thường xuyên. Đây vừa là yêu cầu thiết yếu, mang tính cấp bách, lâu dài và thường xuyên để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn nói riêng và Tỉnh Quảng Nam nói chung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

[1] Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,NXB đại học Kinh tế quốc dân.

[2] Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực,

NXB đại học Kinh tế Quốc dân, HàNội

[3] Nguyễn Vĩnh Giang (2013), "Những bất cập về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số190)

[4] George T. Milkovich & Jorhn W.Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Vũ Trọng Hùng dịch NXB Thống kê, TP Hồ ChíMinh

[5] Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốcgia.

[6] Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thanh Thuỷ (2013), "Những kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (số tháng1).

[7] Dương Anh Hoàng (2009), Về khái niệm Nguồn nhân lực và Phát triển nguồn

nhân lực, NXB TP Hồ ChíMinh.

[8] Nguyễn Lộc (2010), Đề tài khoa học "Một số vấn ñề về lý luận phát triển nguồn nhânlực".

[9] Luật cán bộ công chức (2008)

[10] Nguyễn Tấn Lưu (2014), Phát triển nguồn nhân lực - Yếu tố quyết định sự

phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, NXB ThôngTấn

[11] Martin Hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể, NXB Thống kê, Tp Hồ ChíMinh.

[12] Phạm Thành Nghị và Vu Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

[13] Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,

công chức nhà nước hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã"

[16] Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ "về công chức cấp xã, phường, thị trấn"

[17] Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,NXB Tư Pháp.

[18] Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

[19] Quy định số 54/QĐ-TW ngày 12/5/1999 của Ban Chấp hànhTrung ương "về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng".

[20] Trần Hương Thanh (2010), Các biện pháp tâm lý nâng cao tính tích cực laođộng của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21] Phạm ĐứcThành & Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình kinh tế lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 112 - 117)

w