Chiến Lược phát triển kinh tế-xã hội củathị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 89 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Chiến Lược phát triển kinh tế-xã hội củathị xã Điện Bàn

Hơn 30 năm đổi mới kinh tế - Văn hóa - Xã hội ở thị xã Điện Bàn đang phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu .Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng. Thị xã chú trọng Phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm của miền trung. Tập trung ưu tiên phát triển cho một số ngành, lĩnh vực có lợi thế gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tăng trưởng xanh, bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo thêm nhiều việc làm, bảo đảm cho người dân có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và doanh nhân.

Tập trung xây dựng, từng bước tạo đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; xây dựng không gian hợp lý mang đặc thù đô thị xanh, đô thị ven biển có sự khác biệt về ý tưởng, gắn kết hài hòa giữa các không gian du lịch, dịch vụ, công nghiệp, làng nghề, hệ thống di tích văn hóa – lịch sử cảnh quan tự nhiên.

Thực hiện phát triển bền vững và hài hòa đô thị - Nông thôn, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, cũng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

lực phía bắc tỉnh Quảng Nam và chuỗi động lực kinh tế trọng điểm miền Trung; là trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái và công nghệ cao; là đô thị sinh thái hiện đại gắn kết với thành phố Đà Nẵng và Hội An.

Phấn đấu Giai đoạn 2016 -2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,1 %/Năm.; gia đoạn 2021- 2025 đạt khoảng 15,6%/ năm; giai đoạn 2025- 2030 đạt 13,1 % năm. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm từ 63-64 %; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 30-31%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 5-6%; Đến năm 2025 cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 62-63%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 34-35%; khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3-4%;

Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2020.Thị xã Điện Bàn không còn hộ nghèo.

Tổ chức rà soát và quy hoạch lại mạng lưới phân bổ mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề tiến hành quy hoạch lại hệ thống ngành nghề đang đào tạo dựa theo ưu điểm và hạn chế của từng cơ sở đào tạo nghề; quy hoạch mạng lưới đào tạo đồng bộ về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu phát triển sử dụng lâu dài phù hợp với quy hoạch, chỉnh trang đô thị và phát triển quỹ đất của thị xã.

Sắp xếp và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Có các chính sách đãi ngộ cụ thể và hợp lý để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động lành nghề cho các ngành của thị xã;

Cải cách hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính công , chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tại xã, phường , nâng cao hiệu lực , hiệu quả hoạt động của UBND , các cơ quan quản lý nhà nước các cấp . Tiếp tục kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp xã, phường có đủ năng lực, phẩm chất để quản lý, giải quyết đúng thẩm quyền những nhiệm vụ được giao.

Chuẩn bị nguồn lực để xây dựng chính quyền đô thị thông minh nhằm theo kịp xu hướng phát triển. Tiếp tục rà soát, sửa đổi những thủ tục, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, những quy định, quy chế không còn phù hợp, rút ngắn thời gian

giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã, PHƯỜNG THUỘC THỊ xã điện bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 89 - 91)

w