6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.3. Các yếu tố thuộc về chính sách phát triển cán bộ
Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt và việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.[10]
1.4.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan hành chính cấp xã, phường
Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội mới nghề nghiệp của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cân nhắc trong việc đào tạo và phát triển người lao động trong tổ chức tránh trường hợp đào tạo xong người lao động lại chuyển sang đơn vị mới.
- Mục tiêu của tổ chức: Tổ chức mong muốn nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thì trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn chiến lược nguồn nhân lực với mục tiêu của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với mục tiêu tổ chức đang theo đuổi.
- Môi trường làm việc và tính chất công việc: Môi trường làm việc năng động hay môi trường làm việc yên tĩnh nó cũng tác động đến công tác đào tạo. Nó đòi hỏi công tác đào tạo sao cho phù hợp với môi trường và tính chất của tổ chức để sau quá trình đào tạo và phát triển, người lao động có thể phát huy hết kỹ năng họ được trang bị.
- Chính sách sử dụng con người: Các chính sách là chỉ nam hướng dẫn chứ không phải luật lệ cứng nhắc và phải linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với thực tế
trong từng thời kỳ. Đặc biệt chính sách sử dụng con người, nhất là người lao động qua đào tạo, có trình chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao sẽ ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu ở những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
Chương 1 của Luận Văn đã giới thiệu những lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực quản lý hành chính như: khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực hành chính, phát triển nguồn nhân lực hành chính, ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính; Các nội dung phát triển nguồn nhân lực hành chính; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính. Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở nước tiên tiến trên thế giới và một số địa phương trong nước. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH XÃ, PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TỈNH QUẢNG NAM