6. Bố cục của luận văn
1.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
a. Môi trường kinh doanh - Môi trường pháp lý
Đây là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có tác động lớn và thường xuyên tới hoạt động ngân hàng thương mại nói chung và tới ngân hàng bán lẻ nói riêng. Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý của các hoạt động Ngân hàng, bắt buộc các ngân hàng phải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Nếu các qui định pháp luật không đầy đủ, không rõ ràng và thiếu tính đồng bộ, nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của ngân hàng. Ngược lại một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc cho ngân hàng trong hoạt động của mình.
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động đến các hoạt động ngân hàng bán lẻ theo hai hướng: vào khách hàng và vào thị trường tài chính. Ở một nền kinh tế phát triển, cấu trúc và hoạt động của thị trường tài chính cũng thay đổi với sự tham gia của các
tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, các công ty tài chính,…
Như vậy bản thân thị trường tài chính tạo ra một áp lực cạnh tranh buộc các NHTM phải phát triển hoạt động bán lẻ của mình. Nền kinh tế càng phát triển thì sự vận động của nó càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi hoạt động của Ngân hàng cũng phải phát triển theo với một danh mục sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa.
Khách hàng trong hoạt động bán lẻ là cá nhân nên môi trường kinh tế còn ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ thông qua ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân, sức mua, khối lượng và phương thức thanh toán của cá nhân
Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ NHBL. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng nhiều hơn, không chỉ giới hạn ở nhóm khách hàng doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng đối với nhóm dịch vụ bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.
- Môi trường văn hóa xã hội
Các xu hướng xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các nước đang phát triển và đặc biệt càng ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến các hoạt động ngân hàng bán lẻ. Chẳng hạn sự thay đổi trong phân bố dân cư sống ở thành thị và vì thu nhập tăng, nhiều người sẽ tách ra sống độc lập với gia đình hơn và nhiều người sẽ sống sau tuổi về hưu không có trợ cấp của chính phủ hoặc con cái. Những thay đổi này làm tăng nhu cầu về tín dụng để xây dựng nhà cửa và một vài loại hình dịch vụ tài chính khác.
Môi trường văn hóa là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Người dân sẽ quyết định lựa chọn cho việc giữ tiền ở nhà, gửi ngân hàng hay đầu cơ vào bất động sản, mua bảo hiểm cho con cái….làm phát sinh các nhu cầu về dịch vụ bán lẻ.
Trình độ dân trí thể hiện nhận thức người dân với sự phát triển kinh tế-xã hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ. Trình độ dân trí cao đồng nghĩa với khả năng
tiếp cận tốt hơn của người dân đối với những thành tựu khoa học mới phục vụ cho cuộc sống của bản thân mình, tạo điều kiện cho những sản phẩm mang tính công nghệ cao (E-banking, ngân hàng trực tuyến,…) phát triển.
b. Nhu cầu của khách hàng
Khách hàng là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào để phát triển dịch vụ bán lẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu chiến lược của bất kỳ ngân hàng nào.
Do vậy, các quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng của khách hàng.
c. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm. Những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết họ nhận thức ra sao về xu hướng trên thị trường. Theo dõi sát sao các chiến lược sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh sẽ là cơ sở giúp cho ngân hàng thấu hiểu các sản phẩm hiện tại trên thị trường, cơ sở để phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Điều này có thể dùng để củng cố lại các giả định của chính ngân hàng về những thay đổi trên thị trường hoặc cảnh báo họ về việc đã bỏ qua một xu hướng quan trọng nào đó có thể gây ra nguy hại cho ngân hàng. Một phần quan trọng của các ý tưởng về sản phẩm mới lại xuất phát từ đối thủ cạnh tranh dưới hình thức sản phẩm “bắt chước”.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về NHTM và dịch vụ bán lẻ của NHTM, vai trò của dịch vụ bán lẻ đối với nền kinh tế, nội dung phát triển dịch vụ bán lẻ, các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ bán lẻ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bán lẻ cũng như tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các NHTM ở Việt Nam. Để phát triển dịch vụ bán lẻ, chương 1 đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài về lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng, đồng thời đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực phát triển dịch vụ bán lẻ. Các nội dung trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH BÁN LẺ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
HUYỆN BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ PGD NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT HUYỆN BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH.