6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực
Vietcombank tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển NNL chất lượng cao, nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho tiến trình cổ phần hóa trong thời gian tới. Một trong những giái pháp nâng cao chất lượng NNL là đổi mới công tác đào tạo: Vietcombank tiếp tục triển khai ưu tiên thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu, trẻ hóa đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý, tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng lao động, đa dạng hóa hình thức đào tạo, tập trung tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức bỗ trợ cho CBNV, dành ngân sách hợp lý cho hoạt động đào tạo... Vietcombank đã và đang chuẩn bị những hành trang vững chắc để sẵn sàng đổi mới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hoạt động đào tạo của Vietcombank nói chung và Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang nói riêng không nằm ngoài mục tiêu và định hướng quan trọng: khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn đầu tư phát triển khu vực ngoại thương và không ngừng vươn mình hội nhập sâu rộng ra thị trường thế giới, hòa mình vào dòng chảy cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Từ định hướng chung của Vietcombank, Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang cũng có những bước đi riêng của mình trong công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL, năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường tài chính tại địa bàn tỉnh Kiên Giang. Định hướng đổi mới công tác đào tạo của Chi nhánh trong thời gian tới là:
a. Quan tâm đầu tư toàn diện cho hoạt động đào tạo và tự đào tạo của CBNV tại Chi nhánh
* Xây dựng chiến lược đào tạo NNL: Theo đó cần dự báo NNL trong từng thời kỳ để các định nhu cầu đào tạo, có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
* Xác định nhu cầu đào tạo:
- Nguồn nhân lực Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang cần phát triển phù hợp về lượng và chất, đủ sức đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thời kỳ hội nhập sâu rộng, bắt kịp những thay đổi về công nghệ ngân hàng trong cuộc cách mạng cộng nghệ số. Hoạt động đào tạo cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa để góp phần giúp NNL nhanh chóng bắt nhịp những yêu cầu ngày càng cao của thực tế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải được kiện toàn, người lao động cần được trang bị những kỹ năng cần thiết phù hợp với đòi hỏi với tình hình hiện nay.
- Chi nhánh cần chú trọng nâng cao chất lượng NNL một cách toàn diện về kỹ năng mềm, về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ ngoại ngữ, tin học… Trong xu thế hội nhập toàn cầu và trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ số với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, hoạt động của ngành ngân hàng có nhiều thay đổi, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của từng cán bộ trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh mới cùng với việc đáp ứng nhu cầu của người lao động ở các vị trí công việc.
* Kế hoạch đào tạo: Xây dựng kế hoạch phải có nhiều chuyên đề quan trọng (như chuyên đề tín dụng trong đó nghiệp vụ Thẩm định dựa án đầu tư, quản trị rủi ro là vấn đề quan tâm hàng đầu; nghiệp vụ huy động vốn; phát triển và bán chéo sản phẩm dịch vụ Vietcombank; kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng; nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được quan tân hàng đầu nhằm phát hiện sớm sai phạm, phòng ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh…) và phù hợp với yêu cầu đa dạng của người lao động ở các vị trí khác nhau.
* Cần thay đổi mạnh mẽ và toàn diện về:
Nội dung, chương trình đào tạo
- Phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và phù hợp, được học viên đánh giá tốt, đáp ứng mong muốn của học viên và khả năng áp dụng vào thực tiễn.
- Cần thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBNV ngoài những kiến thức cơ bản, các văn bản chỉ đạo của ngành ngân hàng, của Vietcombank, cần đào tạo thêm kiến thức về pháp luật, kỹ năng bán hàng, kiến thức về quản lý, kỹ năng giao tiếp…đồng thời quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh
cho đội ngũ CBNV để có thể giao tiếp tốt với người nước ngoài đáp ứng đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế.
- Những chương trình cần quan tâm đào tạo: Quản trị ngân hàng hiện đại; Kỹ năng quản lý và lãnh đạo; Quản trị rủi ro; Quản trị nguồn nhân lực; Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế cơ bản và chuyên sâu; Kinh doanh ngoại hối; Phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư; Nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản; Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nâng cao; Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng; Kiểm tra kiểm soát nội bộ; Văn thư lưu trữ; Tiếng Anh; Pháp luật trong hoạt động ngân hàng; Marketing; Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, tiếp thị và bán chéo sản phẩm ngân hàng; Kỹ năng chăm sóc khách hàng; Luật đấu thầu cơ bản, nâng cao,…
- Chú trọng đào tạo nghiệp vụ cụ thể, gắn liền với thực tế và chú trọng đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành như kế toán, tín dụng, kiểm ngân, thanh toán quốc tế cơ bản và chuyên sâu, sản phẩm dịch vụ ngân hàng..., hỗ trợ người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu của người lao động ở các vị trí công việc. Quan tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học cho người lao động khu vực thành phố, và những lĩnh vực chuyên môn hội nhập cao.
Hình thức đào tạo
- Triển khai thực hiện ngay chương trình đào tạo riêng đối với cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, thông thạo ngoại ngữ, có triển vọng phát triển và tâm huyết với nghề…
- Chi nhánh nên đề xuất với Vietcombank Viêt Nam về việc mở rộng hình thức học tập kinh nghiệm ngắn ngày ở nước ngoài cho các cán bộ nhân viên có năng lực công tác.
- Ngoài những chương trình tập huấn và đào tạo tập trung do Vietcombank tổ chức thông qua đơn vị đầu mối là Trường Đào tạo Cán bộ Vietcombank: Chi nhánh thường xuyên và chủ động phối hợp với Hội sở hơn trong việc tự tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm cập nhật cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình và các kiến thức bổ trợ khác liên quan đến nghiệp vụ, qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp của CBNV, đặc biệt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; Đề xuất với Hội sở về cử CBNV đi học các lớp học nghiệp vụ trong và ngoài nước thông qua việc phối hợp với các
cơ sở đào tạo để mở các lớp hoặc mời chuyên gia đến giảng dạy trực tiếp tại Hội sở, Chi nhánh. Sau quá trình đào tạo, Chi nhánh cần tạo điều kiện để mọi CBNV có cơ hội ứng dụng những gì mình được học vào thực tế công việc hàng ngày. Bên cạnh đó Chi nhánh nên thường xuyên quan tâm khuyến khích CBNV mỗi cá nhân tự hoàn thiện năng lực và trình độ của mình thông qua các chương trình đào tạo cá nhân.
Đổi mới phương pháp dạy và học:
- Tạo môi trường học tập, nghiên cứu lành mạnh cho CBNV.
- Nâng cao ý thức tự học, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng năng nghiên cứu độc lập của người học.
- Giáo dục toàn diện cho CBNV cả về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức bổ trợ, cũng như giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và thể chất cho CBNV. Nâng cao thái độ, ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, góp phần hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh.
* Đội ngũ tham gia giảng dạy: Phải có khả năng sư phạm, trình độ và nhiệt huyết giảng dạy và được học viên đánh giá cao sau mỗi khóa học bằng hình thức phát phiếu khảo sát, điều tra.
* Mở rộng đào tạo và hợp tác quốc tế NNL:
- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để tiếp cận với trình độ khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như đẩy mạnh giao lưu học hỏi giữa các ngân hàng của các nước; tác giả thiết nghĩ hệ thống Vietcombank cần quan tâm hơn nữa đến việc gởi CBNV của mình đi đào tạo, giao lưu học hỏi tại các cơ sở đào tạo, ngân hàng trung ương và các NHTM ở một số nước có nền kinh tế phát triển. Qua học hỏi, cán bộ sẽ tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm của bạn để có thể ứng dụng vào thực tiễn của ngân hàng mình.
- Ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo: Ngân hàng có chính sách hỗ trợ như tạo điều kiện cho các sinh viên, giáo viên thực tập, tiếp cận những kiến thức, tình huống xử lý trong thực tế, từ đó giúp cho sinh viên ra trường có thể vào làm việc ngay, không cần phải đào tạo lại nghiệp vụ; có chính sách thu hút như cấp học bổng cho sinh viên, tuyển dụng những sinh viên sau khi ra trường.
b. Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo:
Công tác này nhằm đánh giá chất lượng NNL sau đào tạo, người lao động sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm được những kiến thức, kỹ năng gì, nó có làm tăng chất lượng, hiệu quả công việc không, để làm cơ sở sử dụng nhân lực sau đào tạo. Cụ thể:
Đánh giá nhận thức của học viên: Đánh giá thường xuyên ngay và sau khi đào tạo, đánh giá liên tục qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành sẽ giúp giáo viên và học viên có thể rút ra những hạn chế để khắc phục khuyết điểm ngay khi học.
Đánh giá thông qua lượng hóa các yếu tố kinh tế: Năng suất lao động, kết quả thực hiện công việc, chi phí đào tạo, giá trị gia tăng trong công việc...Ngoài ra còn đánh giá hiệu quả đào tạo bằng việc thống kê kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
Đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua khảo sát điều tra thực tế bằng bảng hỏi. Đây là cách đánh giá sẽ cho kết quả chính xác, nó cho biết tâm tư nguyện vọng của người lao động, học viên về mọi vấn đề của chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên cũng như đánh giá hiệu quả qua đào tạo đối với từng học viên.
Sau mỗi khóa đào tạo, Chi nhánh lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của cán bộ tham gia triển khai công tác đào tạo về nội dung, chương trình, hình thức, cách thức, quy trình đào tạo để hiểu được cán bộ chi nhánh cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo triển khai lần sau.
Ví dụ: sau khóa đào tạo có thể kiểm tra chất lượng của học viên bằng cách:
- Làm bài kiểm tra khi kết thúc khóa học
- Thi nghiệp vụ sau khi đào tạo
-Sử dụng phiếu đánh giá sau đào tạo.
c. Sử dụng cán bộ sau đào tạo:
Sau khi kết thúc đào tạo, sắp xếp, bố trí những cán bộ đó vào những vị trí công việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp đội ngũ cán bộ áp dụng được kiến thức mình học được áp dụng vào công việc thực tế, vừa đánh giá được năng lực, sở trường của cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm v được giao. Ngoài ra chi nhánh xây dựng cam kết đào tạo với người lao động sau
đào tạo, đặc biệt ở những trường hợp cán bộ được cử đi đào tạo bằng chi phí trong kế hoạch của chi nhánh, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng và thực hiện chính sách ký kết cam kết sau đào tạo sẽ phục vụ lâu dài tại Chi nhánh, là một giải pháp nhằm giảm bớt những tổn thất về tài chính, về nhân lực từ phía chi nhánh. Nội dung của cam kết đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước, luật lao động và chiến lược phát triển của chi nhánh.