8. Đo lường, phân tích và cải tiến 1 Hướng dẫn chung
8.2.1.5 Tự xem xét đánh giá
Lãnh đạo cao nhất cần lưu ý thiết lập và thực hiện việc tự xem xét đánh giá. Đây là sự đánh giá thận trọng, thường được thực hiện bởi chính lãnh đạo của tổ chức. Việc tự xem xét đánh giá này đem lại ý kiến hoặc phán xét về tính hiệu lực và hiệu quả của tổ chức và sự nhuần nhuyễn của hệ thống quản lý chất lượng. Nó có thể được tổ chức sử dụng để so sánh đối chứngcác hoạt động của mình với hoạt động của tổ chức bên ngoài hoặc mức quốc tế. Tự xem xét đánh giá cũng có thể giúp cho việc đánh giá sự cải tiến hoạt động của tổ chức, còn quá trình đánh giá nội bộ của tổ chức là cuộc đánh giá độc
lập dùng để thu thập các bằng chứng khách quan rằng các chính sách, thủ tục hoặc các yêu cầu đang tồn tại được đáp ứng, bởi vì nó đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
Phạm vi và mức độ tự xem xét đánh giá cần được lập kế hoạch có liên hệ với các mục tiêu và các vấn đề cần ưu tiên của tổ chức. Phương pháp tuần tự xem xét đánh giá được đề cập đến trong phụ lục A tập trung vào việc xác định mức độ hiệu lực và hiệu quả của việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Một số lợi ích của việc sử dụng phương pháp tự xem xét tự đánh giá được đưa ra ở phụ lục A là :
- dễ hiểu - dễ sử dụng
- sử dụng không đáng kể các nguồn lực quản lý, và
- cung cấp một đầu vào cho việc đẩy mạnh hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. Phụ lục A chỉ là một ví dụ về tự xem xét đánh giá. Tự xem xét đánh giá không nên được coi là một biện pháp thay thế cho việc đánh giá chất lượng nội bộ hoặc đánh giá từ bên ngoài. Việc sử dụng phương pháp được diễn tả ở phụ lục A có thể cung cấp cho lãnh đạo một cách nhìn tổng thể về hoạt động của hệ thống và mức độ nhuần nhuyễn của hệ thống quản lý chất lượng. Phương pháp này cũng có thể cung cấp đầu vào cho việc nhận biết các khu vực trong tổ chức đòi hỏi phải cải tiến và có thể giúp cho việc xác định các ưu tiên.