Đo lường và theo dõi các quá trình

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN CẢI TIẾNQuality mangement systems - Guidelines for performance improvements (Trang 37)

8. Đo lường, phân tích và cải tiến 1 Hướng dẫn chung

8.2.2. Đo lường và theo dõi các quá trình

Tổ chức cần xác định các phương pháp đo lường và cần thực hiện các phép đo để đánh giá hoạt động của các quá trình. Tổ chức cần kết hợp các phép đo này vào các quá trình và sử dụng các phép đo trong quản lý quá trình.

Cần sử dụng các phép đo để quản lý các hoạt động hàng ngày, để đánh giá xem xét các quá trình có thể thích hợp với các cải tiến liên tục theo từng bước nhỏ hay khi vận hành, cũng như các dự án mang tính đột phá, tuỳ thuộc vào tầm nhìn vào các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Các phép đo hoạt động của các quá trình cần bao quát nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm một cách cân đối, các ví dụ bao gồm:

- khả năng

- thời gian phản ứng

- thời gian quay vòng hoặc lượng vật liệu được chế biến trong một chu kỳ, - các khía cạnh, có thể đo được về tính tin cậy trong vận hành,

- sản lượng,

- tính hiệu lực và hiệu quả của con người của tổ chức, - việc sử dụng các công nghệ,

- việc giảm phế thải, và - việc phân bổ và giảm chi phí

TCVN ISO 9000:2000 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu 8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình

Tổ chức phải áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và, khi có thể, đo lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng. Các phương pháp này phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt được các kết quả đã hoạch định. Khi không đạt được các kết quả theo hoạch định, phải tiến hành việc khắc phục và hành động phòng ngừa một cách thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - HƯỚNG DẪN CẢI TIẾNQuality mangement systems - Guidelines for performance improvements (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w