Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, sau những cuộc xâm chiếm thuộc địa và trở thành hiện tượng phổ biến khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
Theo V.I.Lênin, q trình tích tụ và tập trung tư bản trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã dẫn tới sự hình thành, phát triển và trở thành thống trị của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế. Sự thống trị của độc quyền tư bản dưới hình thái tư bản tài chính là cơ sở vững chắc cho việc thu lợi nhuận độc quyền cao, trở thành điều kiện quan trọng cho sự lớn lên của tư bản, và sự xuất hiện tình trạng “tư bản thừa” như là một tất yếu. Từ đó FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp cũng trở thành tất yếu phổ biến.
Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa vẫn cịnđược dùng khơng phải là để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế thì sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản hãy cịn ít, giáđất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ. [25, tr.456]
Ban đầu, đối với từng nhà tưbản, FDI hướng tới sửdụng nguồn laođộng tại chỗ để khai thác khoáng sản, đồn điền nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất ở chính quốc. Đối với chủ nghĩa tư bản, FDI chính là một trong những phương thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nếu như trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai, FDI chủ yếu chảy từ các nước tư bản phát triển đầu tư vào các nước kém phát triển và thuộc địa, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, luồng đầu tư đã có sự thay đổi. Đã xuất hiện sự đầu tư lẫn nhau giữa các nước tư bản phát triển, xuất hiện những nước vừa là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài vừa là địa điểm tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự vận động và phát triển của FDI đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà học giả và tổ chức quốc tế. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về FDI.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại nền kinh tế khác đó” [104, tr 31].
Theo OECD, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư phản ánh mục tiêu của việc thiết lập mối quan tâm lâu dài của một DN thường trú tại một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một DN (DN đầu tư trực tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các DN đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản lý của DN. Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết của một cư dân DN trong một nền kinh tế bởi một cư dân nhà đầu tư trong nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy”. [106]
Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc, FDI là “một sự đầu tư thực hiện để có được lợi ích lâu dài trong DN hoạt động bên ngoài của nền kinh tế của nhà đầu tư ... mục đích của chủ đầu tư là để đạt được một tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý của DN [97].
TheoĐiều 3, LuậtĐầu tư năm 2005, “Đầu tưtrực tiếp là hình thứcđầu tưdo nhàđầu tư bỏvốnđầu tưvà tham gia quản lý hoạtđộngđầu tư”, “Đầu tưnước
ngoài là việc nhàđầu tưnước ngoàiđưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài
Theo tác giả Bùi Thúy Vân, “FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định” [22, tr.10].
Theo tác giả Đào Văn Thanh, “FDI là hình thứcđầu tưquốc tếmà chủ đầu tưnước ngồi (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những hiệu quả kinh tế- xã hội… Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư” [17,tr. 20].
Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó.