Trong các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có rất ít cơng trình nghiên cứu sâu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế- xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện về tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo phương diện kinh tế chính trị. Do đó vấn đề luận án lựa chọn làm đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầy. Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện cơ sởlý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, luận án xác định phải xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức quan hệ sản xuất đặc thù được hình thành trong lịch sử và có q trình phát triển lâu dài, có biểu hiện khác nhau trong các điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau. Từ đó, luận án xác định phải làm rõ cơ sở hình thành tácđộng của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia đang phát triển nói chung và trên địa bàn của từng địa phương cấp tỉnh với tư cách là bộ phận hữu cơ có tính đặc thù của nền kinh tế nói riêng. Trong phân tích về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội, luận án tập trung làm rõ các tácđộng cụ thể theo hai hướng chủ yếu là những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Đồng thời, để tạo cơ sở sở việc luận giải những nguyên nhân của tác động của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội, luận án phải trình bày và phân tích về những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tác động của FDI. Bên cạnh đó, nhằm cung cấp
thêm căn cứ cho việc hoạch định cơ chế phát huy hiệu quả tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút, sử dụng FDI của một số địa phương trong nước và kinh nghiệm nước ngoài và cố gắng đúc rút những bài học mà tỉnh Vĩnh Phúc có thể tham khảo, vận dụng.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2013, luận án phải tập trung đánh giá một cách khoa học về thực trạng tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế- xã hội ở Vĩnh Phúc theo hai phương diện bao gồm cả những tác động tích cực, tiêu cực. Những tác động tích cực cần phân tích đánh giá bao gồm tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao cơng nghệ, sự hình thành và phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, tác động tới kinh tế đối ngoại, nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tác động tích cực tới mơi trường. Những tác động tiêu cực của FDI cần được đánh giá cả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, luận án phải tập trung làm rõ nguyên nhân của những tác động đó.
Thứ ba, Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, kết quả phân tích thực trạng tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và dự báo về bối cảnh thế giới, trong nước, dự báo nhu cầu của Tỉnh về FDI, luận án phải đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH