Thực trạng đầu tưtrực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 88 - 90)

lĩnh vực; hình thức, địa bàn đầu tư

Theo ngành và lĩnh vực, tính đến tháng 9 năm 2012 các dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ với 116 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.333,85 triệu USD, chiếm 97,5% về số dự án và 96,7% về số vốn đầu tư, với các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; cơ khí chế tạo; phanh ơ tơ, xe máy; may mặc; đồ nhựa; điện tử và xây dựng hạ tầng KCN. Trong khi đó, lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 3 dự án với tổng vốn đầu tư 79,0 triệu USD (chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Xét theo hình thức đầu tư thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi. Tính đến tháng 9 năm 2012, trong tổng số 119 dự án, có 104 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn đầu tư: 1.668,83 triệu USD; đầu tư theo hình thức Cơng ty liên doanh: 12 dự án, với tổng vốn đầu tư: 558,12 triệu USD; theo hình thức Cơng ty cổ phần: 03 dự án, với tổng vốn đầu tư: 185,9 triệu USD.

Về phân bố theo địa bàn, các dự án FDI chủ yếu tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên với 60 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 399,7 triệu USD, thứ hai là huyện Bình Xuyên với 46 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.378,0 triệu USD. Hai địa bàn này thu hút được nhiều dự án đầu tư do đã xây dựng được các KCN tập trung như KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Bình Xun II, KCN Bá Thiện II. Bên cạnh đó, đây cũng là các địa bàn thuận lợi về môi trường đầu tư so với các địa bàn khác như: khả năng tập trung và cungứng lao động, khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ cho hoạt động SXKD và sinh hoạt: bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng,...cơ sở hạ tầng đường, điện, cấp thoát nước...Tiếp theo là thị xã Phúc Yên: 05 dự án, trong đó có hai dự án lớn của Công ty Honda và Toyota Việt Nam; huyện Tam Dương thu hút được 03 dự án, huyện Vĩnh Tường 03 dự án, huyện Tam Đảo 02 dự án và huyện Yên Lạc có 01 dự án đầu tư.

Nếu xét theo đối tác đầu tư, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi, trongđó chủ yếu là từcác quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc,Đài Loan, Trung Quốc,

Singapore, Malaysia...Kết quảrà soát, thống kê của Ban quản lý các KCN cho thấy, trong số 158 dự án đăng ký có 21 dự án của Nhận Bản, 66 dự án của Hàn Quốc, 49 dự án của Trung Quốc, Đài Loan, còn lại là các nước khác như Indonexia, Thái Lan, Italia....với 22 dự án. Thống kê cũng cho thấy từ năm 2007 đến nay, các DN của Trung Quốc, Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, may mặc, trong khi đó các DN của Nhật Bản cũng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp cơ khí, cơng nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô, xe gắn máy, các DN Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực may mặc

gia công, sản xuất linh kiện điện tử, các dự án của các nước khác chủyếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển du lịch,...Về vốn đầu tư, Đài Loan có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất: 1.211,0 triệu USD, sau đó là Nhật Bản: 660,7 triệu USD và Hàn Quốc: 241,18 triệu USD. Các quốc gia: Trung Quốc: 8 dự án với vốn đầu tư 36,29 triệu USD, Ấn Độ và Singapore mỗi quốc gia có 2 dự án với số vốn đầu tư đăng ký tươngứng: 6,2 triệu USD và 185,0 triệu USD, Malaysia: 1 dự án với vốn đầu tư 2,5 triệu USD.

Trong khi đó, kết quả thu hút các dự án đến từ các châu lục khác còn khá khiêm tốn, nhất là việc thu hút các dự án đến từ các quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển. Hiện mới thu hút được 01 dự án của Italia: 45,0 triệu USD; 01 dự án Pháp: 14,0 triệu USD. Cho đến nay, tỉnh chưa thu hút được dự án nào đến từ Australia, châu Mỹ Latinh và Bắc Âu. Số lượng dự án thuộc ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, mang tính bền vững và có giá trị gia tăng lớn, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu chưa nhiều.

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w