Tăng cường sựlãnhđạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước trong

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 152 - 158)

phát triển kinh tế-xã hội

Hiệu quả sử dụng FDI thể hiện thơng qua tác động tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý nhà nước của Tỉnh về FDI. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh, cần giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý Trungương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ Trungương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn; phải tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưuđãi vượt khung.

Để phát huy tác động tích cực của FDI về chuyển giao công nghệ, Tỉnh cần thực hiện hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đảm bảo đầy đủ các nội dung, thuận lợi cho việc thẩm tra trìnhđộ cơng nghệ. Trong q trình thẩm tra

công nghệ các dự án FDI trước đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN của tỉnh cần xem xét, không những cần nghiên cứu những nội dung cơ bản của dự án FDI như căn cứ pháp lý, mục tiêu, nội dung, quy mô, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, phân tích tài chính, v.v... mà cịn phải thẩm tra về xuất xứ cơng nghệ, quy trình cơng nghệ, danh mục thiết bị thơng qua các thơng tin về tính năng, tác dụng, thơng số kỹ thuật, hãng, nước sản xuất, năm sản xuất... như quy định tại Thông tư số 10/2009/TT- BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư.

Song song với đó, cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án của nhà đầu tư. Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý đăng ký đầu tư hoặc cấp giấy CNĐT nhà đầu tư mới có điều kiện để triển khai, thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc đảm bảo thời gian thực hiện dự án theo tiến độ như đã nêu trong dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Song cho dù vì lý do nàođi chăng nữa việc kiểm tra, giám sát thực hiện dự án là rất cần thiết. Sở Khoa học và Công nghệ phải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường...tiến hành kiểm tra, giám sát những nội dung về công nghệ, môi trường, các cam kết của chủ đầu tư được thực hiện như thế nào, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thực thi có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt cơ chế tài chính khuyến khích các DN FDI đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, sản xuất các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệpưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm tại nơi sản xuất và lưu thông trên thịtrường. Thành lập các tổ chức tư vấn dịch vụ công, dịch vụ giám định công nghệ gắn với cải cách hành chính. Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực tư vấn, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, dần chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ. Thực

hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ với DN từ xác định nhiệm vụ, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu đápứng nhu cầu thông tin của DN thời kỳ hội nhập về cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, chất lượng, luật pháp quốc tế và thị trường mua, bán công nghệ, máy móc, thiết bị. Khuyến khích các DN hoạt động tư vấn, dịch vụ ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ mới, tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng, phát triển công nghiệp phụ trợ và gắn sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, chuyển giao

Ngồi ra cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông và đặc biệt giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các DN triển khai dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động của FDI ở cả Trungương lẫn địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư đãđược cấp phép theo tiến độ triển khai để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư. Đối với các dự án đãđi vào khai thác cần thực hiện tốt chế độ khen thưởng để động viên kịp thời các chủ đầu tư thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các sở, ngành liên quan của tỉnh và đặc biệt là chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hồn thành xây dựng cơ bản và đi vào khai thác.

Đối với các dựán chưa triển khai và khơng có triển vọng thực hiện, UBND tỉnh cần thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.

Hàng năm tổ chức cuộc gặp mặt các chủ dự án đầu tư để đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư, tiếp thu kiến nghị của chủ đầu tư về các vấn đề phát sinh cần giải quyết, đặc biệt về hoạt động của các cấp chính quyền làm cơ sở cho cải cách hành chính trong thu hút và quản lý vốn đầu tư.

Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trìnhđộ chun mơn của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai đồng bộ chủ trương và có giải pháp thực hiện hữu hiệu về chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính minh bạch, cơng khai và hiệu quả trong cơng việc của các cấp chính quyền.

Về công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với FDI, các cơ quan cần phối hợp thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sửa bất cập trong các pháp luật về đầu tư, DN, xây dựng, bất động sản, môi trường, đất đai, thuế, thương mại...theo hướng rõ ràng,đầy đủ, dễ hiểu, đảm bảo tính khả thi của cả hệ thống, từ Trungương đến địa phương. Công tác quản lý nhà nước cần phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, giữa Trung ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả. Ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác cưỡng chế thi hành luật, trong đó đặc biệt quan trọng là chế độ báo cáo, kiểm tra giám sát và kỷ luật vi phạm.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngồi với tư cách là hình thái xuất khẩu tư bản đã xuất hiện và trở thành phổ biến kể từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của những thay đổi lớn trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới, FDI đã có xu hướng mới, từ đó đãđặt ra vấn đề đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc là làm thế nào để không những thu hút được FDI, mà còn phải phát huy được những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội.

Nghiên cứu về bản chất của FDI cho thấy, việc phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh là vấn đề vô cùng phức tạp. Để đạt được mục tiêu trên cần nghiên cứu làm rõ những tác động tích cực cùng với tác động tiêu cực của FDI, tìm ra và chỉ rõđược các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, việc tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong thu hút, sử dụng FDI của nước ngoài và các địa phương trong nước có hồn cảnh tương đồng sẽ giúp ích cho việc tìm kiếm các giải pháp phát huy được những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Kể từ sau khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng thu hút FDI và đãđạt được nhiều thành tựu lớn trong thu hút và sử dụng FDI. Sự hiện diện của FDI trên địa bàn tỉnh đã thể hiện nhiều tác động tích cực tới phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là đối với phát triển công nghiệp, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ mơi trường… Tuy nhiên, phân tích thực tiễn cũng cho thấy, việc thu hút và sử dụng FDIở tỉnh Vĩnh Phúc chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội.

Để tiếp tục phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới, cần thực hiện những định hướng và giải pháp đồng bộ, từ định kỳ đánh giá các dự án FDI, đến hồn thiện cơng tác quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chuẩn bị nhân lực, tăng cường xúc tiến đầu tư và quản lý nhà nước về FDI. Trong khuôn khổ luận án, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do những khó khăn nhất định về thời gian và thu thập số liệu, một số vấn đề về tác động của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh chưa thật sự được phân tích sâu sắc. Nghiên cứu sinh kính mong được nhận những góp ý quý báu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trọng Hội đồng để có thể tiếp tục hồn thiện bản luận án có chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu ha_quang_tien_la (Trang 152 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w