Bên cạnh những tác động tích cực, việc thu hút và sử dụng FDI có thể gây ra những tác động tiêu cực nhất định đối với phát triển kinh tế- xã hội từng địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI. Những tác động đó thể hiện trên các mặt:
Thứnhất, về kinh tế, mục tiêu của FDI là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nếu khơng gặp các rào cản chặt chẽ về kỹ thuật công nghệ, môi trường thì FDI có thể sử dụng những cơng nghệ cũ thải loại từ các quốc gia phát triển hơn, từ đó sẽ hạn chế tác động tích cực của FDI về chuyển giao cơng nghệ, ngược lại có thể biến địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI trở thành bãi thải của nền công nghiệp thế giới. Việc nhập khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu của FDI đặc biệt trở thành nguy cơ rất đáng lo ngại đối với các quốc gia đang phát triển cũng như từng địa phương trong quốc gia đó, khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đã kết thúc thời kỳ cơng nghiệp hóa và cần thành lý, thải loại các cơng nghệ cũ, lạc hậu đã qua sử dụng.
Bên cạnh đó, vì FDI chỉ tập trung vào những khâu chính yếu trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm, cho nên FDI thường không chú trọng tới phát
triển nền sản xuất hỗ trợ. Trong điều kiện nới lỏng dần các quy định bảo hộ mậu dịch trong xu thế hội nhập ngày càng sâu hơn, việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường lại tạo thêm thuận lợi cho FDI có thể gia tăng nhập khẩu các sản phẩm hỗ trợ, từ đó có thể làm giảm tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI.
Ngoài ra, với nhữngưu thế làm chủ cơng nghệ FDI có thể tạo ra sự lệ thuộc về kỹ thuật và thị trường đối với nhiều hoạt động sản xuất của địa phương.
Thứ hai, về xã hội, FDI có thể tăng cường bóc lột đối với lao động tại địa phương như kéo dài thời gian lao động, tiền công thấp, trốn bảo hiểm, thậm chí vi phạm thân thể và nhân quyền đối với lao động; di chuyển những tiêu cực như hối lộ và những tệ nạn xã hội khác…tạo ra những bức xúc xã hội gay gắt, biểu hiện thơng qua các cuộc đình cơng của cơng nhân trong các DN FDI. Thực tế cho thấy nguyên nhân trực tiếp của các cuộc đình cơng trong các DN FDI thường xuất phát từ lý do chậm điều chỉnh mức lương tối thiểu đã bị trượt giá.
Đã có khơng ít cơng nhân trong các KCN, KCX phàn nàn về việc chủ DN thường yêu cầu họ đến sớm trước ca làm việc 10 - 15 phút để chuẩn bị và định mức sản phẩm thường cao đến mức hầu hết công nhân đều phải kéo dài ca làm việc thêm 30 phút mới hoàn thành. Cứ mỗi năm phút kéo dài của một ngày làm việc, sau một năm sẽ đem lại cho chủ DN 3,5 ngày lao động không công của một cơng nhân. Vẫn cịn những quy định bất công mà chủ DN buộc công nhân phải tuân theo: trả phép chậm một ngày, bị phạt nửa tháng lương. Tại Công ty Sao Vàng (Hải Phịng), cũng có những quy định tương tự: nếu cơng nhân nghỉ khơng phép một ngày, thì khơng chỉ bị cắt tiền lương cơ bản của ngày đó, mà tất cả các khoản phụ cấp trong tháng đều bị cắt; riêng tiền kỹ năng bị trừ dồn ba tháng liền. Tính ra, mỗi cơng nhân bị cắt 150 - 200 nghìn đồng, nếu nghỉ khơng phép một ngày. Một nghịch lý là tốc độ tăng tiền lương không tương xứng với tốc độ tăng năng suất và lợi nhuận [99].
Bên cạnh đó, khơng ít DN FDI đã dùng mức lương tối thiểu mà Nhà nước đã quyđịnh để trả cho người lao động đã quađào tạo. Một số DN khác
lại xây dựng mức lương bậc 1 chỉ cao hơn lương tối thiểu 1- 2%. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở các DN FDI thuộc ngành dệt may và da giày [101].
Thứba, vì mục tiêu lợi nhuận FDI có thểsửdụng những biện pháp tinh vi gây ô nhiễm môi trường.Để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế FDI ln tìm cách giảm chi phí sản xuất, tận dụng khai thác tối đa những cơng nghệ hiện có. Tại các nước phát triển những yêu cầu cao về xã hội mơi trường đã làm cho các chi phí về mơi trường đối với một số những ngành sản xuất ngày càng tăng cao, gây bất lợi cho hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những nguyên nhân của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển với yêu cầu thu hẹp một số ngành truyền thống, trong đó có những ngành sử dụng các công nghệ gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh thái. Đối với các nước đang phát triển, do những bức bách về vốn đầu tư phát triển nên nhiều khi phải chấp nhận sự hiện diện của những công nghệ cũ tương đối, từ đó có ảnh hưởng xấu đến mơi trường.
Trong những năm qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mục tiêu lợi nhuận đãảnh hưởng đáng kể tới môi trường sinh thái nước ta. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với cơ chế hỗ trợ chưa thoả đáng từ phía Nhà nước cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta cịn chưa hồn chỉnh, chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý mơi trường theo các loại hình ơ nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các KCN...
Tóm lại, FDI đóng vai trị rất quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và từng địa phương nói riêng. Đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng, đây là nguồn lực từ nước ngoài quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội, việc nhận thức đúng đắn vai trị của nó và có chiến lược thu hút khả thi trong thời gian tới, sẽ cho phép cả nước cũng như từng địa phương khai thác hiệu quả hơn nguồn lực này thúc đẩy công nghiệp phát triển và từng bước hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, không nên quan niệm FDI là điều kiện duy nhất để các nước nghèo đi lên, là “chìa
khố vạn năng” của sự phát triển. Song song với việc phát huy những tác dụng tích cực của FDI cần nhận thức rõ những ảnh hưởng khơng tích cực để có giải pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoàiđến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh