tới phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.3.1. Về kinh tế
Thứ nhất, mặc dù DN FDI thường áp dụng công nghệ tiên tiến hơn so với các DN trong nước, song cho đến nay trìnhđộ cơng nghệ của các DN FDI khơng phải hồn tồn hiện đại như mong muốn của tỉnh, do đó tác động tới nâng cao trìnhđộ cơng nghệ trên địa bàn tỉnh của FDI là hạn chế. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa đến từ các nhà đầu tư Châu Á. Một số Tập đồn có danh tiếng hơn đầu tư vào Vĩnh Phúc nhưng thường không xuất phát từ công ty mẹ mà từ các công ty con thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (chi nhánh) ở các nước khác đầu tư vào nước thứ ba là Việt Nam nên quy mơ khơng q lớn và trìnhđộ cơng nghệ khơng cao, hạn chế tính lan tỏa. Các ngành cơng nghiệp do các dự án FDI tạo ra chủ yếu là cơng nghiệp lắp ráp, ít có cơng nghiệp chế tạo, chưa tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới công nghệ, hoạt động R&D chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế.
Theo Báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả điều tra thực trạng công nghệ của các dự án đầu tư trong đó có 43 DN FDI năm 2010 -2011 trong một số lĩnh vực sản xuất theo các thành phần của công nghệ gồm kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức, cho thấy trìnhđộ cơng nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở mức lạc hậu, các lĩnh vực khác trìnhđộ cơng nghệ chỉ đạt mức trung bình của thế giới [55].
Thứhai, mặc dù FDIđã góp phần thúcđẩy liên kết hợp tác với các DN khác trong SXKD, nhưng nhìn chung các dự án FDI mới chỉtập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phầnđẩy mạnh cơng nghiệp phụtrợ. Cho đến nay, ngồn vốn FDI mới chỉ hoạt động trong một số ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc như dệt may, cơ khí lắp ráp ơ tơ xe máy, cơng nghiệp điện tử tin học… Các DN FDI chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động lắp ráp, nên mằc dù giá trị sản xuất đạt khối lượng rất lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp do giá trị các nguyên liệu, vật liệu đầu vào lớn. Chẳng hạn, tỷ lệ nội địa hố trong ngành sản xuất ơ tô vẫn đang ở mức rất thấp (9%) [51]. Khu vực FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập khẩu nhiều, thậm chí giá trị nhập khẩu gấp 2 lần giá trị xuất khẩu (năm 2011, giá trị xuất khẩu: 510,4 triệu USD, giá trị xuất khẩu: 1.245,76 triệu USD), chứng tỏ sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ và sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất đến các DN trong nước trên địa bàn tỉnh của khu vực đầu tư nước ngồi cịn thấp. Một số DN đầu tư nước ngồi có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng khơng chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làmảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Tình trạng trên thể hiện rằng, các DN FDI do mục tiêu lợi nhuận nên đã lựa chọn những ngành sản xuất có lợi nhất. Các ngành phụ trợ trong nước khơng nằm trong sự quan tâm của họ, do đó khi chưa có sự phát triển của các ngành này trong tỉnh, trong nước thì các DN FDI thường hướng tới nhập khẩu linh kiện từ nước ngồi. Do đó, để phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn của tỉnh cũng như Chính phủ và trong thời gian trước mắt, phải dựa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào các nguồn ngoại lực như FDI
Thứ ba, cho đến nay kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc rất lớn vào FDI. FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong GTSXCN cũng như GDP và đóng góp cho ngân sách. Nếu tính cả thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì FDI trênđịa bàn tỉnh đang chiếm 87% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của các dự án FDI khơng đồng
đều và có sự chênh lệch lớn; số DN Nhật Bảnđóng góp 85,9% GTSXCN và 78,1% nộp ngân sách trên địa bàn. Riêng 02 doanh nghiệp Toyota và Honda chiếm 80% tổng GTSXCN và thu ngân sách của khu vực FDI [58]. Sự phụ thuộc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền vững, do FDI phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mơ.
Thứ tư, sự phân bố của FDI rất không đồng đều theo ngành và theo địa bàn, gây hạn chế về hiệu ứng lan tỏa. Theo cơ cấu theo ngành, FDI đang tập trung chủ yếu vào công nghiệp (chiếm 80% về vốn đầu tư), trong khi ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,7%, nông nghiệp chiếm 3,3% [54].
Mặc dù tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nhưng cho đến nay mới chỉ có một DN FDI hoạt động trong ngành chế biến nơng sản. Ngun nhân tình trạng trên xuất phát từ mực tiêu lợi nhuận của các DN FDI. Trong những năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc có bước phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hố, tuy nhiên nơng nghiệp Vĩnh Phúc chưa tạo ra được những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mơ lớn, vì thế chưa hấp dẫn đầu tư FDI. Theo số liệu của SởKếhoạch và Đầu tưtỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết tháng 6 năm 2006đã có 5 dự án FDIđầu tưvào nơng nghiệp với số vốnđăng ký là 39,2 triệu USD, vốn thực hiện là 27,7 triệu USD chiếm 5,2% tổng vốn FDIđãđăng ký và 5,7% tổng vốn FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến hết táng 4 năm 2012 chỉ cịn 3 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đang ký là 7,92 triệu USD.
Hầu hết các dự án FDI sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc chỉ nằm ở khâu cuối cùng chuỗi giá trị toàn cầu, là lắp ráp nên hạn chế trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước, giá trị gia tăng theo sản phẩm còn thấp.
Hệsốsử dụng vốn (ICOR) của khối FDI trong giai đoạn 2006 - 2010 cũng khơng cao hơn trung bình của tỉnh (khoảng từ 3-4). Vốn thực hiện chưa cao, trung bìnhđạt khoảng 45% tổng vốn đăng ký đầu tư, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn chưa cao [54].
Thứ năm, một số DN FDI vẫn đang lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, kê
khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách của Nhà nước và của tỉnh. Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 1997 đến 2012 đã phát hiện nhiều DN FDI lợi dụng chính sáchưu đãi đầu tư, bn bán ngun liệu, phụ liệu nhằm trốn thuế như lợi dụng vấn đề gia cơng với ngun vật liệu, phụ liệu, máy móc với thuế suất 0% để đưa định mức tiêu hao lớn hơn mức tiêu hao thực tế và sau đó bán các sản phẩm đó ra thị trường, gây bất ổn về an ninh kinh tế. Đã phát hiện 18 vụ và thực hiện xử phạt hành chính trên 1,2 tỷ đồng. Một số chủ DN FDI vay ngân hàng song do kinh doanh thua lỗ đã bỏ trốn, gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng hàng trăm tỷ đồng [30].
3.2.3.2. Thực trạng tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các vấn đề xã hội và môi trường