CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MỞ RỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀ

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

TÀI

TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Các nhân tố khách quan

a) Chính sách của Nhà nước

Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chủ trương, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.

Về mặt tích cực: chính sách vĩ mơ của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính

sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, ngân hàng thương mại có thể mở rộng chính sách cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu tài trợ thương

mại để bổ sung vốn lưu động sản xuất. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương ln là địn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng

tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì

ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Về mặt hạn chế: Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Nếu Nhà nước khơng có chiến lược hỗ trợ xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ giảm sút, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống, hoạt động tài trợ thương mại xuất nhập khẩu cũng vì thế mà khó phát triển.

b) Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngồi nước

Quốc gia, khu vực có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc thường xuyên biến

động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp.

Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn và doanh

nghiệp sẵn sàng tham gia TMQT hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm TTTM cũng nhiều hơn. Gần đây nhất là ảnh hưởng khơng tưởng của dịch bệnh Covid-19 làm

đình trệ cả nền kinh tế thế giới, các biện pháp hạn chế làm việc, phong tỏa vùng dịch và

các rủi ro cao khác làm việc mua bán quốc tế cũng giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến sự

suy giảm trong việc sử dụng các sản phẩm TTTM. Tình hình chính trị xã hội chiến tranh

cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả

kháng đối với các khoản tài trợ của Ngân hàng.

c) Nhân tố khách hàng

Các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng trở nên thận trọng hơn khi thực hiện các giao dịch do đặc thù thương mại quốc tế, e ngại mức độ rủi ro cao, tốn nhiều chi phí xử lý khi xảy ra tranh chấp, ưu tiên lựa chọn những ngân hàng có uy tín khiến các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh mới. Các NHTM phải ln tìm hiểu nhu cầu biến đổi của các doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng sản phẩm phù hợp, gia tăng lượng khách hàng trung thành và thu hút được khách hàng mới.

d) Nhân tố công nghệ

Công nghệ được áp dụng đúng cách và hợp lý sẽ làm thay đổi cả hệ thống của ngân hàng và tạo ra những biến đổi tích cực trên mọi lĩnh vực. Chất lượng sản phẩm TTTMXK sẽ được nâng lên từ chính hiệu quả của cơng nghệ áp dụng trực tiếp trong TTTM và từ những tác động tích cực từ sự thay đổi của tồn ngân hàng.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a) Năng lực cho vay của ngân hàng

Năng lực cho vay của ngân hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các sản phẩm tài trợ về vốn cho khách hàng, đặc biệt là sản phẩm chiết khấu. Năng lực cho vay phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại mà vốn tự có của ngân hàng là một phần quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn

của ngân hàng nhỏ thì sẽ khơng phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Do đó để có thể đảm bảo năng lực cho vay của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh địi hỏi NHTM phải có những chính sách huy động vốn hiệu quả. Mặt khác, tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó, việc huy động đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM.

b) Uy tín tín dụng và mạng lưới quan hệ của ngân hàng trên thế giới

Uy tín tín dụng và mạng lưới quan hệ trên thế giới cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ phát triển của sản phẩm TTTM tại một ngân hàng, nhất là với các sản phẩm tài trợ “chữ tín” như sản phẩm thư tín dụng hay bảo lãnh, bởi khi cung cấp những sản phẩm đó, ngân hàng đã dùng tất cả danh tiếng, uy tín của mình để đứng ra cam kết, tài trợ. Ngân hàng càng có mức độ uy tín cao thường là những ngân hàng cũng có nguồn vốn lớn, sản phẩm mang lại càng an toàn, chất lượng, đồng thời cũng thu hút được nhiều khách hàng và có cơ hội phát triển đa dạng danh mục sản phẩm. Việc xếp hạng uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến các sản phẩm về chiết khấu bộ chứng từ theo LC, vì uy tín của ngân hàng phát hành và ngân hàng trả tiền là một yếu tố quan trọng để quyết định xem bộ chứng từ đó có được chiết khấu khơng. Hiện mức độ tín nhiệm của các ngân hàng thường được đánh giá dựa trên thang đo của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới bao gồm Moody’s, Fitch và S&P. Hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận chiết khấu cho ngân hàng có mức xếp hạng từ Baa3 trở lên theo Moody’s hoặc tương đương, mức được đánh giá là ổn định. Ngoài ra, mạng lưới quan hệ của ngân hàng trên thế giới cũng là một yếu tố quan trọng, vì một ngân hàng cảng mở rộng quan hệ trên thế giới thì việc liên lạc cũng như hỗ trợ trong TMQT càng dễ dàng, thời gian xử lý nghiệp vụ cho khách hàng càng nhanh, sản phẩm càng đa dạng và linh hoạt.

c) Trình độ cán bộ nhân viên của NHTM

Yếu tố con người luôn là yếu tố cốt lõi, thiết yếu làm nên sự thành công hay thất

bại của một sản phẩm, một tổ chức. Đặc biệt với các sản phẩm mang tính đặc thù như

chứa nhiều rủi ro thì việc có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng nhu trình độ chun mơn cao, tự tin, giàu kinh nghiệm rất cần

thiết để có thể mang đến những sản phẩm chất luợng nhất cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận chung về hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu tại các Ngân hàng thuơng mại, khái quát về các phuơng thức thanh toán chủ yếu. Đặc biệt, chuơng 1 cũng đã liệt kê các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu cũng nhu cách đo luờng các tiêu chí đó, đồng thời làm rõ những nhân tố ảnh huởng đến quá trình phát triển của hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w