Kinh tế thế giới đang thay đổi và biến động từng ngày với những biến số khó lường và gây ảnh hưởng trên diện rộng, điển hình như cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hay đại dịch Covid-19 làm nền kinh tế đình trệ dù các nước có nhiều biện pháp cố gắng phục hồi sau tổn thương. Tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng phát triển chậm vào giai đoạn cuối năm 2019. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới phải đối mặt với thời kỳ rủi ro cao khi 70% nền kinh tế trên thế giới, trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển đã rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm lại. Các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ủy ban châu Âu (EC)... liên tiếp hạ dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới tính chung cả năm 2019 và năm 2020. Những diễn biến khó lường này làm thương mại thế giới nói chung cũng có những thay đổi mạnh mẽ trong ngắn hạn và ảnh hưởng còn kéo dài sang cả trung và dài hạn.
Trong tình hình đó, thế giới dự đoán một số xu hướng thương mại mới trong tương lai. Đầu tiên là xu hướng mở rộng tự do hóa thương mại, cắt giảm và tiến tới loại bỏ hàng rào thuế quan thông qua các FTA ở các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Nền kinh tế của các nước này phụ thuộc nhiều vào các nước lớn như Trung Quốc, cộng thêm việc nền sản xuất trong nước bị ảnh hưởng nặng nề các ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh và những xung đột trên thế giới, các nước này có xu hướng giảm bớt các hàng rào thuế quan, cố gắng hợp tác và tạo nên những liên minh kinh tế để cùng san sẻ khó khăn và đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phần nào ổn định lại nền kinh tế trong nước.
sử dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch với mục đích bảo vệ nền sản xuất và bảo vệ nguời tiêu dùng trong nuớc, phổ biến là việc áp dụng các biện pháp phi thuế. Theo báo cáo về hàng rào thuơng mại, đầu tu của Ủy ban châu Âu tháng 6/2019, năm 2018, các nuớc không phải là thành viên EU đã có 23 nuớc lập kỷ lục thiết lập 35 hàng rào mậu dịch mới, làm cho số luợng các hàng rào mậu dịch trên toàn thế giới tăng thêm 425 và liên quan tới 59 quốc gia. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch này đã tác động và phá hoại chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng, làm dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu, tăng giá thành giao dịch quốc tế, phá hoại hệ thống mậu dịch đa phuơng, đồng thời chuyển gánh nặng thuế sang nguời tiêu dùng, làm tổn hại tới lợi ích tổng thể của các nuớc. Điều đáng nói là xu huớng này có thể sẽ tiếp tục tiếp diễn trong ngắn và trung hạn.
Bên cạnh đó, có một số xu huớng đã đuợc dự đoán truớc sẽ tiếp tục bùng nổ trong tuơng lai và là nhân tố giúp định hình lại nền thuơng mại thế giới. Nổi bật trong đó là Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của thuơng mại điện tử. Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) là 3 nhân tố có ảnh huởng trọng yếu đến việc định hình lại cách thức sản xuất, tiêu dùng và hoạt động thuơng mại của thế giới. Thuơng mại điện tử ngày càng đuợc ua chuộng vì những tiến bộ và tiện ích mà nó mang lại, dẫn đến sự suy giảm của các cửa hàng vật lý và sự bùng nổ cả các trang thuơng mại điện tử, cũng nhu ảnh huởng của nó đến ngành hậu cần và vận tải.
3.1.2. Cơ hội và thách thức với ngân hàng Techcombank trong phát triển sảnphẩm tài trợ thương mại xuất khẩu