3.2.3.1. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng Techcombank và
doanh nghiệp
Doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của ngân hàng, là nguời sử dụng sản phẩm
và đem lại nguồn thu cho ngân hàng, vì vậy duy trì mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và
doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng để có thể phát triển về doanh thu, thị phần sản phẩm
cũng nhu thơng qua tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để cải thiện chất luợng sản phẩm.
Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, giải quyết đuợc vấn đề cho khách hàng
mới là sản phẩm hiệu quả. Biện pháp quan trọng nhất mà Techcombank cần thực
nhiều lợi ích nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Techcombank có thể duy trì mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp thơng qua chính sách khách hàng tốt như đã trình bày ở phần trên, đặc biệt là các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Ví dụ như đối với các khách hàng thân thiết tại Techcombank, khi muốn chiết khấu BCT nhờ thu, thay vì chỉ được chiết khấu 90% trị giá BCT như các khách hàng thông thường, các doanh nghiệp này có thể được chiết khấu lên đến 95% trị giá BCT.
Ngoài ra, Techcombank cũng cần nghiên cứu phát triển mạng lưới chi nhánh, sao cho phân bố hiệu quả nhất và thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp, cần tập trung ở những khu vực trung tâm, đông dân cư hoặc các khu vực kinh tế, các vùng có nhiều doanh nghiệp sản xuất tập trung để thuận tiện nhất cho số đơng khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.
Thái độ phục vụ của nhân viên Techcombank cũng là yếu tố quan trọng trong việc dành được thiện cảm của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm tốt sẽ vừa làm hài lịng khách hàng vừa thể hiện tính chun nghiệp và uy tín của ngân hàng. Thực tế cho thấy trong ngành dịch vụ, thái độ của người làm dịch vụ là một yếu tố quyết định đến quyết định chi tiêu và khả năng gắn bó của khách hàng. Đối với ngân hàng, để tăng sự cam kết của khách hàng với sản phẩm, tính chun mơn cao và sự chun nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên trong suốt quá trình cung cấp và sử dụng sản phẩm là nền tảng để doanh nghiệp đánh giá ngân hàng có đáng tin khơng, giao dịch thực hiện có an tồn khơng và doanh nghiệp có được hỗ trợ hiệu quả hay khơng.
3.2.3.2. Tăng cường hợp tác quốc tế
Bên cạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế lớn trong lĩnh vực tài trợ thương mại như việc gia nhập vào FCI giúp định hình lại sản phẩm bao thanh tốn tại Techcombank, tăng cường và mở rộng mối quan hệ trên thị trường quốc tế còn thể hiện ở việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của Techcombank. Kết nối RMA với các ngân hàng nước ngồi rất hữu ích vì những giao dịch cần điện chân thực, có thể đi điện và nhận điện trực tiếp mà không phải phát qua ngân hàng trung gian có
thu phí, hạn chế chi phí và giảm thời gian xử lý. Mặt khác, thông qua ngân hàng đại lý, Techcombank có thể đuợc cấp hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận LC, hạn mức thanh toán, ký kết hiệp định khung vay vốn trung và dài hạn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình ( ví dụ nhu dịch vụ tài trợ Upas LC, mua bán rủi ro giữa các ngân hàng) Techcombank cần thực hiện rà soát hệ thống ngân hàng đại lý trong thời gian qua để có những định huớng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng ngân hàng, từng thị truờng, từng khu vực, xây dựng hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng mà Techcombank đang có quan hệ tiền gửi giúp ban lãnh đạo điều hành hoạt động kinh doanh an tồn, linh hoạt, thích ứng với các thay đổi trên thị truờng.