3.2.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn
Cải thiện năng lực tài chính là một trong những giải pháp đầu tiên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTMXK, từ đó phát triển sản phẩm TTTMXK. Một nguồn tài chính hiệu quả sẽ đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng khi hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Để nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, Techcombank có thể thực hiện các biện pháp:
Thứ nhất, đưa ra chính sách huy động vốn hiệu quả. Techcombank cần phát triển các chính sách thu hút khách hàng phục vụ cho việc huy động vốn bao gồm: Lãi suất, marketing, danh mục sản phẩm và các chính sách khác phục vụ lợi ích của khách hàng. Trên thực tế, chính sách huy động vốn của NHTM có sự thay đổi trong mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, nguồn vốn sẵn có và chiến lược của ngân hàng. Bên cạnh đó, Techcombank nên tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, giúp khách hàng chọn những danh mục đầu tư mà ngân hàng cung cấp. Techcombank cũng cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, quy định của Ngân hàng nhà nước, Techcombank cần xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, cần đảm bảo sự thu hút khách hàng, phục vụ nhu cầu khách hàng lâu năm, và các chương trình thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất rất rủi ro cho các ngân hàng, chính vì vậy để phát triển bền vững, Techcombank cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lấy đó làm điểm khác biệt trên thị trường cạnh tranh.
Thứ hai, Techcombank cần nâng cao chất lượng tín dụng: cần xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngân hàng, cụ thể: xây dựng mục tiêu tín dụng, đưa ra các chỉ tiêu đo lường rõ ràng; cùng với đó, chất lượng của khoản cho vay không chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng; cập nhật thường xuyên chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định
mới của pháp luật và với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.
3.2.1.2. Đầu tư vào công nghệ
Trong thời đại công nghệ khoa học phát triển vuợt trội nhu hiện nay, sản phẩm TTTMXK của một ngân hàng muốn phát triển và tồn tại lâu dài cũng nhu có sức cạnh
tranh mạnh mẽ đều cần phải đuợc ứng dụng khoa học kỹ thuật và có nền tảng công nghệ vững chắc. Việc đầu tu và ứng dụng vào công nghệ trong hệ thống ngân hàng nói
chung và cho việc phát triển sản phẩm TTTMXK nói riêng trở thành một nhu cầu thiết
yếu, một yêu cầu đặt ra cho ngân hàng Techcombank nếu muốn đứng vững và vuơn lên trong áp lực cạnh tranh gay gắt. Techcombank có thể khai thác ba công nghệ hiệu
quả trong TTTM: tài trợ thuơng mại trực tuyến, sử dụng blockchain và khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence).
Dịch vụ tài trợ thuơng mại trực tuyến là buớc đi gần nhất hiện nay của các ngân hàng để huớng tới một nền thuơng mại “không giấy tờ”, khi xây dựng một nền tảng trực tuyến cho phép ngân hàng và các doanh nghiệp kết nối trực tiếp với nhau mà không cần thông qua sự tiếp xúc vật lý để thực hiện các hoạt động tài trợ thuơng mại. Thực tế cho thấy tại Việt Nam, khi các ngân hàng tiến hành tài trợ thuơng mại, các buớc cần có sự tuơng tác trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng và các doanh nghiệp chiếm phần lớn là công việc liên quan đến các thủ tục nhu đăng ký mở LC.. .Bên cạnh đó, hệ thống vận hàng của hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều chua trao nhiều quyền chủ động thông tin cho khách hàng. Điều này gây nên sự lãng phí về thời gian cũng nhu công sức không đáng có cho cả hai bên. Những bất lợi này có thể đuợc cải thiện đáng kể thông qua một nền tảng TTTM trực tuyến. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã cung cấp nền tảng này đến khách hàng của họ thông qua chuơng trình Vietcombank Corporate Channel (VCBCC) và có thể nói Vietcombank đã đi truớc một buớc dài trong cuộc đua về mảng TTTM khi không chỉ cải thiện đáng kể về thời gian, độ chính xác mà còn đem đến trải nghiệm khách hàng vuợt trội hơn hẳn. Chuơng trình này cho phép khách hàng gửi đề nghị thực hiện một số giao dịch TTTM (Thu tín dụng, Nhờ thu, Bảo lãnh, Thu tín dụng dự phòng) và nhận kết quả xử lý online chỉ với các thao tác đơn
giản trên các thiết bị có truy cập Internet như máy tính, điện thoại,... Khách hàng giờ đây có thể theo dõi tình trạng và cập nhật kết quả xử lý nhanh chóng, chủ động, tiết kiệm thời gian, chi phí. Với tính năng lưu trữ dữ liệu điện tử, chương trình Vietcombank Corporate Channel giúp khách hàng chủ động tra soát lịch sử giao dịch, quản lý và lưu trữ hồ sơ online, tạo lập các mẫu mở L/C, bảo lãnh với các đối tác truyền thống nhờ các mẫu biểu Thư tín dụng, bảo lãnh được ngân hàng cài đặt sẵn trên hệ thống, qua đó, giảm thiểu thời gian giao dịch, hạn chế sai sót và rủi ro. Ngoài ra, chương trình này còn mang đến nhiều tiện ích khác như hỗ trợ tạo báo cáo theo những tiêu chí người sử dụng cần, cung cấp các báo cáo định kỳ, tự động, quản lý công việc, theo dõi hạn thanh toán,. Có được bài học từ đàn anh đi trước, Techcombank hoàn toàn có thể nghiên cứu để phát triển một nền tảng TTTM trực tuyến như vậy cho khách hàng. Nền tảng này còn có thể trở thành kênh thông tin đắc lực kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và trong nội bộ ngân hàng với nhau. Việc trao đổi thông tin được thực hiện hiệu quả thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng và sử dụng các sản phẩm TTTM.
Công nghệ Blockchain là một bước tiến sâu hơn của công nghệ vào ngành ngân
hàng nói chung và TTTM nói riêng. Công nghệ này có thể giải quyết hiệu quả các lực
cản trong TTTM đến từ sự phức tạp của quy trình nghiệp vụ, sự chậm trễ, trì hoãn thanh toán do các trường hợp bất hợp lệ của bộ chứng từ, sự phản ứng khá mất thời gian của các bên trong giao dịch tài trợ thương mại (chưa kể các trường hợp gian lận).
Blockchain - công nghệ được gọi là sổ cái phân tán cho phép các giao dịch được hợp thức hóa mà không cần cơ sở dữ liệu tập trung. Mỗi thành viên trong mạng lưới giữ một bản của sổ cái, mạng lưới tự xác nhận quyền sở hữu tài sản và tiến hành thanh toán
các giao dịch. Mô thức này tạo ra cơ chế hoạt động an toàn cao hơn hẳn mô thức giao
dịch qua một sổ cái trung tâm. Các giao dịch đều sẵn có cho tất cả các bên trong mạng
lưới tiếp cận và không thể thay đổi được khi được ghi chép vào sổ cái. Blockchain có
thể ứng dụng cho các nghiệp vụ khác nhau trong tài trợ thương mại. Đặc biệt, blockchain có thể làm thay đổi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ truyền thống,
vốn có nhược điểm là chi phí cao, mất thời gian, phức tạo và có thể dễ gây tranh về nội
dung trong các điều khoản của thư tín dụng. Để hạn chế các rủi ro chậm thanh toán hay
bị từ chối thanh toán, thư tín dụng có thể được mô hình hóa như các hợp đồng thông minh có khả năng tự xử lý trên blockchain. Loại hợp đồng này tự động kiểm tra, xác định tính phù hợp của các thông tin giao hàng với các điều khoản hợp đồng. Cách làm
này làm tăng khả năng thanh toán nhanh cho người bán nhờ ngăn chặn các tranh chấp
phát sinh do sự không rõ ràng trong các hợp đồng thanh toán, giảm tình trạng bất cân
xứng về thông tin, cho phép tạo ra sự đồng thuận, chấp nhận giữa các bên và tiến hành
thanh toán tự động cũng như các nghiệp vụ kiểm soát tuân thủ. Tuy hiệu quả như vậy,
nhưng muốn ứng dụng được công nghệ này và khai thác tối đa lợi ích, Techcombank buộc phải thay đổi hệ thống, quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với công nghệ mới này
và cần phải có sự hợp tác. Như vậy nỗ lực của Techcombank phải không chỉ thay đổi trong chính nó mà cần phải có sự thay đổi trong toàn hệ sinh thái. Điều này cần sự đánh
đổi về cả chi phí và thời gian, tuy nhiên blockchain trong tương lai sẽ là xu thế và việc
Techcombank thay đổi là hoàn toàn cần thiết.
Trí tuệ nhân tạo - AI là công nghệ có thể kết hợp với các công nghệ khác, do đó việc ứng dụng AI rất thích hợp cho chuyển đổi và nâng cấp dần dần, tránh cho ngân hàng chịu cú sốc về chi phí và cách vận hành. Trước mắt trong ngắn hạn, AI có thể được sử dụng ph hợp nhất cho khâu tư vấn và kiểm tra chứng từ xuất trình theo LC. Việc xây dựng một phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo và “dạy” phần mềm đó về cách kiểm tra BCT dựa trên việc nhận biết các trường của LC và dựa trên các quy tắc “học hỏi” từ UCP 600 và ISBP 745 cũng như các trường hợp thực tế sẽ giúp tiết kiệm gần như tối đa thời gian và công sức cho khâu này. Ví dụ, phần mềm sẽ đọc thông tin về trường “lastest shipment date” trên LC, so sánh với ngày phát hành và ngày “shipped on borad” của Bill of lading để xác định có lỗi giao hàng muộn hay không. Việc cần làm là thiết lập một “bộ luật” để phần mềm có thể so sánh những thông tin từ LC mà nó đã tiếp nhận tương ứng với điều nào trong UCP 600 và ISBP 745, từ đó quyết định việc xuất trình BCT đã thỏa mãn những điều kiện và điều khoản này của LC hay chưa? Khi những “luật” này được thiết lập một cách đầy đủ cộng thêm khả năng “tự học” của AI, dần dần phần mềm sẽ là kho
kinh nghiệm khổng lồ với các trường hợp xuất trình khác nhau và độ chính xác khi kiểm tra sẽ càng được cải thiện. AI cũng có thể ứng dụng trong các mảng khác như kiểm tra hồ sơ chiết khấu của khách hàng, tự động soạn điện tra soát chậm thanh toán,.... Lợi ích dễ thấy nhất của việc khai thác được tiềm năng của AI chính là thời gian xử lý giảm đi đáng kể, đi cùng với đó là nhu cầu của khách hàng được đáp ứng nhanh hơn. Sức lao động của con người giảm đi khi cắt giảm bớt các công đoạn thủ công, đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí nhân sự. Độ chính xác của các giao dịch tăng lên, vì máy móc không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi không kiểm soát được như không bị mệt mỏi khi làm việc liên tục và các tác nhân gây gián đoạn bất ngờ.
Trong 2 tháng gần đây (tháng 2, tháng 3 năm 2020), phòng TTTMXK tại Techcombank đã triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra chứng từ ABBYY với ứng dụng chính là so sánh các nội dung giống nhau trên các chứng từ và trên LC. Tuy mới chỉ ở dạng sơ cấp và chưa thật sự khai thác và ứng dụng được công nghệ AI, phần mềm cũng đã cải thiện rõ rệt hiệu suất lao động của nhân viên, khi thời gian xử lý giao dịch giảm xuống chỉ bằng 30% trước đây và độ chính xác tăng lên 10% so với cách kiểm tra truyền thống. Như vậy, khi thực sự khai thác được hiệu quả AI, kết quả xử lý các giao dịch sẽ còn tích cực hơn nữa.
Nhìn chung, khi cộng nghệ được áp dụng đúng cách và hợp lý sẽ làm thay đổi cả hệ thống của ngân hàng và tạo ra những biến đổi tích cực trên mọi lĩnh vực. Chất lượng sản phẩm TTTMXK sẽ được nâng lên từ chính hiệu quả của công nghệ áp dụng trực tiếp trong TTTM và từ những tác động tích cực từ sự thay đổi của toàn ngân hàng.
3.2.1.3. Phát triển và khai thác nguồn nhân lực hiệu quả
Muốn sản phẩm TTTMXK hoạt động hiệu quả, trơn tru nhất, muốn sản phẩm luôn được nâng cao, hoàn thiện, ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể đối với phòng TTTMXK tại hội sở - bộ phận trực tiếp vận hành các sản phẩm TTTMXK cho khách hàng và bộ phận quản lý tiền tệ và TTTM tại các chi nhánh, chất lượng nguồn nhân lực có thể phát triển bằng việc nâng cao chuyên môn và kỹ năng trong công việc. Bởi vì bản thân TTTM có liên quan đến
nhiều bên tại nhiều quốc gia khác nhau, chịu sự chi phối của nhiều tập quán khác nhau nên vì thể, việc nắm vững chuyên môn là vô cùng quan trọng để có thể đem đến sản phẩm TTTMXK hiệu quả nhất và giảm tránh đuợc nhiều rủi ro nhất cho khách hàng. Việc xây dựng các khóa học, các lớp huớng dẫn đến bộ phận TTTM tại các chi nhánh là cần thiết. Ngân hàng cũng cần có các hoạt động thảo luận thuờng xuyên để trao đổi và hiểu hơn về các tập quán quốc tế, về quy trình vận hành sản phẩm. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện để nhân viên đuợc hỗ trợ về mặt kinh tế, thời gian khi tham gia các kỳ thi chứng chỉ quốc tế nhu CDCS - chứng chỉ quốc tế về thực hành thu tín dụng vốn có lệ phí thi khá cao và các chứng chỉ quốc tế quan trọng khác nhu TOIEC và IELTS. Các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng khác cũng cần đuợc rèn luyện cho nhân viên, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề của bộ phận TTTM tại các chi nhánh vốn phải thuờng xuyên làm việc với khách hàng và kỹ năng về quản lý thời gian hiệu quả cũng nhu sắp xếp công việc hợp lý cho bộ phận tại hội sở. Kỹ năng ngoại ngữ cũng cần đuợc đề cao trong cả ngân hàng, tuy nhiên hiện nay chua đuợc quan tâm đúng mực. Một cách để cải thiện tốt kỹ năng này là tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn trao đổi bằng ngoại ngữ trong ngân hàng.
Bên cạnh cản thiện chuyên mô nghiệp vụ và kỹ năng của các cán bộ ngân hàng, Techcombank cũng cần có giải pháp để giải quyết vấn đề mất cân đối của luợng công việc với số luợng nhân sự đuợc nêu ra ở mục 2.5.3.3. Một giải pháp đề xuất cho ngân hàng là áp dụng mô hình luân chuyển nhân viên trong nội bộ tổ chức. Việc thực hiện này có thể diễn ra giữa phòng TTTMXK của hội sở với bộ phận tài trợ thuơng mại tại chi nhánh hoặc giữa phòng TTTMXK với phòng TTTMNK hoặc phòng ban khác liên quan nhu chuyển tiền quốc tế,...Định kỳ một đến hai tháng một lần, dựa vào nguyên vọng và tình hình lúc đó, ngân hàng sẽ tổ chức luân chuyển các cán bộ trong nội bộ để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguời và đảm bảo không gây ra lãng phí nhân lực. Việc luân chuyển này có thể hiệu quả do các nguyên nhân: thứ nhất, luân chuyển diễn ra giữa các phòng ban có liên quan đến thuơng mại quốc tế, vì vậy học hỏi nghiệp vụ mới sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn,
do vậy giảm được thời gian và chi phí đào tạo nhân viên mới. Thứ hai, nhân viên làm quen môi trường và bắt nhịp với công việc nhanh hơn là tuyển dụng mới hoàn toàn. Thứ ba, đáp ứng được nhu cầu cần nhân sự gấp trong trường hợp nhu cầu khách hàng tăng đột ngột. Thứ tư, nhân viên được học hỏi nhiều nghiệp vụ trong ngân hàng hơn và vững chuyên môn hơn.