CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MỞ RỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀ

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

TÀI

TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Các nhân tố khách quan

a) Chính sách của Nhà nước

Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chủ trương, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.

Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính

sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, ngân hàng thương mại có thể mở rộng chính sách cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu tài trợ thương

mại để bổ sung vốn lưu động sản xuất. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng

tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì

ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Về mặt hạn chế: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hỗ trợ xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ giảm sút, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống, hoạt động tài trợ thương mại xuất nhập khẩu cũng vì thế mà khó phát triển.

b) Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Quốc gia, khu vực có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc thường xuyên biến

động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp.

Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn và doanh

nghiệp sẵn sàng tham gia TMQT hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm TTTM cũng nhiều hơn. Gần đây nhất là ảnh hưởng không tưởng của dịch bệnh Covid-19 làm

đình trệ cả nền kinh tế thế giới, các biện pháp hạn chế làm việc, phong tỏa vùng dịch và

các rủi ro cao khác làm việc mua bán quốc tế cũng giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến sự

suy giảm trong việc sử dụng các sản phẩm TTTM. Tình hình chính trị xã hội chiến tranh

cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả

kháng đối với các khoản tài trợ của Ngân hàng.

c) Nhân tố khách hàng

Các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng trở nên thận trọng hơn khi thực hiện các giao dịch do đặc thù thương mại quốc tế, e ngại mức độ rủi ro cao, tốn nhiều chi phí xử lý khi xảy ra tranh chấp, ưu tiên lựa chọn những ngân hàng có uy tín khiến các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh mới. Các NHTM phải luôn tìm hiểu nhu cầu biến đổi của các doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng sản phẩm phù hợp, gia tăng lượng khách hàng trung thành và thu hút được khách hàng mới.

d) Nhân tố công nghệ

Công nghệ được áp dụng đúng cách và hợp lý sẽ làm thay đổi cả hệ thống của ngân hàng và tạo ra những biến đổi tích cực trên mọi lĩnh vực. Chất lượng sản phẩm TTTMXK sẽ được nâng lên từ chính hiệu quả của công nghệ áp dụng trực tiếp trong TTTM và từ những tác động tích cực từ sự thay đổi của toàn ngân hàng.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a) Năng lực cho vay của ngân hàng

Năng lực cho vay của ngân hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các sản phẩm tài trợ về vốn cho khách hàng, đặc biệt là sản phẩm chiết khấu. Năng lực cho vay phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại mà vốn tự có của ngân hàng là một phần quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn

của ngân hàng nhỏ thì sẽ không phục vụ được nhu cầu của khách hàng. Do đó để có thể đảm bảo năng lực cho vay của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi NHTM phải có những chính sách huy động vốn hiệu quả. Mặt khác, tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó, việc huy động đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM.

b) Uy tín tín dụng và mạng lưới quan hệ của ngân hàng trên thế giới

Uy tín tín dụng và mạng lưới quan hệ trên thế giới cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ phát triển của sản phẩm TTTM tại một ngân hàng, nhất là với các sản phẩm tài trợ “chữ tín” như sản phẩm thư tín dụng hay bảo lãnh, bởi khi cung cấp những sản phẩm đó, ngân hàng đã dùng tất cả danh tiếng, uy tín của mình để đứng ra cam kết, tài trợ. Ngân hàng càng có mức độ uy tín cao thường là những ngân hàng cũng có nguồn vốn lớn, sản phẩm mang lại càng an toàn, chất lượng, đồng thời cũng thu hút được nhiều khách hàng và có cơ hội phát triển đa dạng danh mục sản phẩm. Việc xếp hạng uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến các sản phẩm về chiết khấu bộ chứng từ theo LC, vì uy tín của ngân hàng phát hành và ngân hàng trả tiền là một yếu tố quan trọng để quyết định xem bộ chứng từ đó có được chiết khấu không. Hiện mức độ tín nhiệm của các ngân hàng thường được đánh giá dựa trên thang đo của ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới bao gồm Moody’s, Fitch và S&P. Hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận chiết khấu cho ngân hàng có mức xếp hạng từ Baa3 trở lên theo Moody’s hoặc tương đương, mức được đánh giá là ổn định. Ngoài ra, mạng lưới quan hệ của ngân hàng trên thế giới cũng là một yếu tố quan trọng, vì một ngân hàng cảng mở rộng quan hệ trên thế giới thì việc liên lạc cũng như hỗ trợ trong TMQT càng dễ dàng, thời gian xử lý nghiệp vụ cho khách hàng càng nhanh, sản phẩm càng đa dạng và linh hoạt.

c) Trình độ cán bộ nhân viên của NHTM

Yếu tố con người luôn là yếu tố cốt lõi, thiết yếu làm nên sự thành công hay thất

bại của một sản phẩm, một tổ chức. Đặc biệt với các sản phẩm mang tính đặc thù như

chứa nhiều rủi ro thì việc có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng nhu trình độ chuyên môn cao, tự tin, giàu kinh nghiệm rất cần

thiết để có thể mang đến những sản phẩm chất luợng nhất cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuơng 1 đã trình bày cơ sở lý luận chung về hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu tại các Ngân hàng thuơng mại, khái quát về các phuơng thức thanh toán chủ yếu. Đặc biệt, chuơng 1 cũng đã liệt kê các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu cũng nhu cách đo luờng các tiêu chí đó, đồng thời làm rõ những nhân tố ảnh huởng đến quá trình phát triển của hoạt động Tài trợ thuơng mại xuất khẩu.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP, trụ sở chính đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời điểm đó, Việt Nam cho thấy nhiều thay đổi kinh tế ngoạn mục, nổi bật là GDP gấp 2 lần thập kỷ trước. Bối cảnh thời đó có thể nói là một cơ hội tốt để ngân hàng Techcombank thuận lợi phát triển.

Số vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng chỉ là 20 tỷ đồng. Trải qua gần 27 năm phát triển, hiện Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ đứng thứ 3 trong các ngân hàng Việt Nam là 35.001 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2019 đạt trên 12.800 tỷ đồng và đứng đầu trong các ngân hàng tư nhân, là một trong những ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp của cả nước với 311 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên toàn quốc và gần 11.000 nhân viên làm việc. Đến nay, Techcombank cũng cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho hơn 7,3 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ngân hàng cũng đạt được nhiều giải thưởng lớn, uy tín trong suốt quá trình hoạt động của mình, tiêu biểu có thể kể đến như năm 2006, Techcombank vinh dự là ngân hàng đầu tiên được xếp hạng bởi tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s; được Bộ Công Thương trao tặng “Thương hiệu quốc gia” năm 2010 và 2014, nhận giải thưởng “ngân hàng tốt nhất Việt Nam” nhiều năm liền. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài trợ thương mại, liên tiếp từ năm 2010 đến nay, Techcombank vinh dự được nhiều tổ chức khác nhau đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng danh giá vinh danh

Ean chi ʤo IT ủy bail qoân lý tãi .qãn

___I I I I I I I

36

Techcombank với vai trò là ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam, có thể kể đến các giải thưởng của Alpha Southeast Asia, Asian Banking & Finance, Global Trade Review Magazine (GTR magazine) hay The Asian Banker.

Ve hợp tác quốc tế, Techcombank có hệ thống ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc

gia với trên 400 ngân hàng trên khắp thế giới. Techcombank cũng là thành viên của nhiều hiệp hội uy tín quốc tế như Hiệp hội ngân hàng Châu á, Tổ chức Viễn thông Tài

chính Liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Tổ chức thẻ quốc tế

Mastercard, là thành viên chính thức đầu tiên tại Việt Nam của IFG (International Factors Group - tổ chức bao thanh toán quốc tế). Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục

trao đổi với các ngân hàng nước ngoài và nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới cũng

có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank.

Những thành công trên của Techcombank một phần đến từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi đúng đắn, phù hợp với xu thế và thời đại. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank đã đặt ra cho mình ba sứ mệnh chính: Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng; tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất và mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài. Văn hóa tổ chức và nền tảng của sự phát triển bền vững của ngân hàng được xây dựng trên nền tảng 5 giá trị cốt lõi, đó là “Khách hàng là trọng tâm”,“Đổi mới và sáng tạo”, “Hợp tác vì mục tiêu chung”, “Phát triển bản thân” và “Làm việc hiệu quả”. Năm giá trị cốt lõi này đã được Techcombank cô đọng, khái quát lại trong định vị thương hiệu của ngân hàng: “Vượt trội mỗi ngày” - “Be greater”. Sự vượt trội này không chỉ là về chất lượng sản phẩm dịch vụ, về doanh thu và lợi nhuận, về sự hài lòng của khách hàng hay thương hiệu ngân hàng mà còn là sự vượt trội trong mỗi cán bộ nhân viên và trong văn hóa của ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

về cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được trình bày trong sơ đồ dưới: 37

ĐẠI HỘI CÓ ĐÔNG

EdII kiẽm soát I lộ] DỎNG QU AN TRỊ

hãng doanh nghiệp hãng vã lãi chinh c ã nhãn giao dịch trẽn ỉhị nường tâi Chinh Dgu Qfl nhãn lực 1ỈD dụng vã quan UỊ rủi TD UiCfl sin pbắm dịch vụ cõng nghị vá Jjcm 10*1 luân tbũ hỉnh tι∣L∏ ι

6 6 5 4 Chi phí hoạt động 5 4.260.99 3 4.698.28 5.842.507 7.312.509 4 2.137.71 Lợi nhuận trước thuế 0 3.996.64 7 8.036.29 10.661.016 8 12.838.26 0 3.120.71 Lợi nhuận sau thuế 6 3.148.84 5 6.445.59 8.473.997 9 10.226.20 4 2.505.65 Tỷ suất doanh lợi % 28,68 % 39,44 46,18% 48,54% 41,55% Chi nhánh cắp I ____I I__

PtiiirtI Lr giae∣ dịữh Cbi nhánh cắp 2

___I I

Phàng, giao dic⅛ Chi nhành cấp 3

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam giai đoạn 2016 - Quý I năm 2020 thương Việt Nam giai đoạn 2016 - Quý I năm 2020

về tổng quan, có thể nói Techcombank là một trong những ngân hàng Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về cả doanh thu, lợi nhuận, thị phần hoạt động và số lượng khách hàng những năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến quý 1 năm 2020, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Techcombank đều có sự tăng trưởng. Techcombank cũng thường xuyên góp mặt trong những bảng xếp hạng các ngân hàng có doanh thu cao nhất và có lợi nhuận lớn nhất. Đây là một kết quả khả quan trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng.

Sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua từng năm của Techcombank trong giai đoạn từ 2016 đến quý 1 năm 2020 được thể hiện trong bảng dưới:

Bảng 2.1. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Techcombank trong giai đoạn từ năm 2016 đến quý 1 năm 2020

1,5 2,6 2,9 2,9

ROE 17,

5

27,

7 21,5 17,8

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank 2016-quý I/2020

Ta có thể thấy sự tăng lên đáng kể của doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Techcombank trong giai đoạn này. Trung bình mỗi năm, doanh thu tăng lên 21,43% và lợi nhuận tăng thêm 51,89%, cho thấy sự hiệu quả trong chiến lược, kế hoạch và thực thi

kế hoạch của ngân hàng. Năm 2017 là năm chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ nhất với doanh thu tăng hơn 37% và lợi nhuận tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Đi c ng với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng về chi phí hoạt động,

đây là điều tất yếu vì đi cùng với sự phát triển của ngân hàng là yêu cầu khách quan phải

dành nhiều sự đầu tư vào công nghệ, nhân sự và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tương đối so với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận,

trung bình chỉ tăng 19.92% mỗi năm. Kết quả là mặc dù chi phí tăng, tỷ suất doanh lợi vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn, đồng thời cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục hiệu quả. Trong năm 2019, Techcombank trở thành ngân hàng có lợi nhuận

đứng thứ 2 hệ thống, chỉ đứng sau Vietcombank và cũng là ngân hàng có lợi nhuận đứng

đầu trong các ngân hàng tư nhân.

Quý 1 năm 2020 có kết quả hoạt động toàn ngân hàng ổn định, không chịu

nhiều ảnh

hưởng tiêu cực của thị trường. Doanh thu quý 1/2020 của ngân hàng tăng 37,3% so với

doanh thu 4.392 tỷ đồng trong Quý 1/2019, lợi nhuận trước thuế đạt 3.121 tỷ, tăng 19,2%

và lợi nhuận sau thuế đạt 2.506 tỷ, tăng 19,8% so với mức 2.092 tỷ của Quý 1 năm 2019.

Tỷ suất doanh lợi của quý 1 năm 2020 cũng cho thấy kết quả tích cực của hoạt động

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

w