GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 64)

XUẤT

KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Hiện nay, Techcombank có các hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu: tài trợ về

vốn, tài trợ về “chữ tín” và tài trợ về các dịch vụ tài chính. Techcombank thực hiện tài

trợ về vốn thông qua hoạt động cấp tín dụng như tài trợ trước giao hàng, tài trợ bằng chiết khấu BCT xuất khẩu, thực hiện tài trợ chữ tín thành công nhiều giao dịch liên quan đến thư tín dụng chứng từ cho khách hàng và đây cũng là các nghiệp vụ đem lại

nguồn thu và uy tín lớn cho ngân hàng. Techcombank cũng tài trợ về các dịch vụ tài chính thông qua việc cung cấp sản phẩm chuyển tiền quốc tế hay dịch vụ nhờ thu.

Techcombank là một trong những ngân hàng có hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu phát triển nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân. Ngân hàng đã thực hiện tài trợ cho gần 20.000 khách hàng, doanh thu không ngừng gia tăng, đạt hơn 80 tỷ đồng vào năm 2019. Ngân hàng cũng tăng trưởng về mặt uy tín trong hoạt động TTTMXK, nhận được nhiều giải thưởng lớn về mảng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, mở rộng mạng lưới với các ngân hàng thế giới, thực hiện nhiều các hoạt động tài trợ có giá trị lớn đến hàng triệu USD.

Trung tâm thanh toán tại Techcombank được chia làm 5 phòng ban: Phòng Tài trợ thương mại Xuất khẩu; Phòng Tài trợ thương mại Nhập khẩu; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng Thanh toán trong nước; Phòng Kiều hối và dịch vụ khách hàng. Với nhân sự hơn 150 người gồm cả cấp nhân viên và cấp quản lý, mỗi phòng ban đều có

chức năng, nhiệm vụ riêng với quy trình riêng biệt nhằm mục đích chuyên môn hóa, đem lại dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng.

- Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu

Hiện nay Techcombank đang triển khai năm loại sản phẩm TTTMXK chính: sản phẩm Thu tín dụng xuất khẩu, sản phẩm Nhờ thu xuất khẩu, sản phẩm Chiết khấu BCT xuất khẩu, sản phẩm Bao thanh toán và sản phẩm Bảo lãnh.

Sản phẩm Thư tín dụng xuất khẩu:

Khi khách hàng sử dụng sản phẩm thu tín dụng xuất khẩu tại Techcombank, khách

hàng sẽ đuợc cung cấp các dịch vụ bao gồm: Thông báo LC/ Tu chỉnh LC, Tu vấn và kiểm tra bộ chứng từ theo LC, xử lý và thanh toán bộ chứng từ theo LC. Bên cạnh đó,

còn có một số sản phẩm Thu tín dụng đặc biệt để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của nhà

xuất khẩu: LC xác nhận, LC chuyển nhuợng, Standby LC và tài trợ Upas LC.

Tính tài trợ của các sản phẩm mà Techcombank đuợc thể hiện ở hai khía cạnh

là tài

trợ chữ tín và tài trợ về tài chính. Ve tài trợ chữ tín, Techcombank hỗ trợ tu vấn và

giảm rủi

ro về điều khoản LC cũng nhu đảm bảo xuất trình phù hợp cho khách hàng thông

qua các

dịch vụ tu vấn và kiểm tra BCT. Với tài trợ về tài chính, khi thực hiện chuyển

nhuợng LC,

ngoài việc đuợc đáp ứng nhu cầu mua bán trung gian, khách hàng không cần sử

dụng hạn

mức tín dụng tại Techcombank khi yêu cầu Techcombank chuyển nhuợng. Tài trợ Upas

LC (Usance LC payable at sight) là hình thức tài trợ trong đó Techcombank đóng vai

trò là

ngân hàng hoàn trả để thanh toán ngay cho nguời thụ huởng dựa trên chỉ thị thanh

toán của

NHPH. Với sản phẩm này, Techcombank tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu là khách

hàng tại ngân hàng khác một cách gián tiếp thông qua việc cấp tín dụng cho ngân hàng

phát hành để nguời thụ huởng đuợc thanh toán ngay. Khi Techcombank thực hiện xác

nhận LC, khách hàng đuợc bảo đảm thanh toán đồng thời cũng đuợc cung cấp dịch vụ

chiết khấu đối với bộ chứng từ phù hợp, giúp khách hàng cân đối dòng tiền chính xác,

nghiệp vụ này vừa là tài trợ về chữ tín, vừa là hình thức tài trợ về tài chính.

m 1/2020

dịch vụ đó. Đối với hình thức tài trợ thương mại xuất khẩu theo hình thức nhờ thu dựa

trên chữ tín, Techcombank chịu trách nhiệm tiếp nhận BCT, xử lý và chuyển phát đến

ngân hàng nước ngoài cùng chỉ thị yêu cầu thanh toán cho BCT gửi kèm; việc kiểm soát

các rủi ro về rửa tiền và cấm vận của Techcombank được đảm bảo chặt chẽ; Techcombank hỗ trợ khách hàng theo dõi, tra soát tình trạng thanh toán và đảm bảo hết

sức có thể khách hàng sẽ nhận được tiền.. Trong khi đó, tài trợ thông qua dịch vụ tài chính được thể hiện ở việc: việc thực hiện thu phí dịch vụ thực hiện sản phẩm chỉ

diễn ra

khi khách hàng được thanh toán hoặc khi KH xác nhận tất toán đợt thanh toán.

Sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu:

Có ba loại sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu chính tại Techcombank: chiết khấu BCT theo LC, chiết khấu BCT theo phương thức nhờ thu trả ngay và chiết khấu BCT theo phương thức TTR trả trước. Sản phẩm chiết khấu tại Techcombank hầu hết là chiết khấu có truy đòi, trong hạn mức. Đây là sản phẩm tài trợ về vốn cho khách hàng. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu còn được hưởng các quyền lợi khác như các chương trình vay VNĐ lãi suất USD, thời hạn chiết khấu kéo dài, có thể lên tới 360 ngày, tỷ lệ chiết khấu cao tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu của nguồn vốn dồi dào để tiếp tục đầu tư sản xuất.

Sản phẩm bao thanh toán:

Sản phẩm đang được lưu hành tại Techcombank hiện nay là bao thanh toán xuất khẩu với các đối tác FCI (Factors Chain International) - Hiệp hội bao thanh toán quốc tế. Đối tượng sử dụng sản phẩm là khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank có giao dịch xuất khẩu với phương thức thanh toán TTR trả chậm, có nhu cầu vốn cao. Khách hàng sẽ chuyển nhượng khoản phải thu của mình với nhà nhập khẩu ở nước ngoài cho Techcombank, Techcombank sẽ cung cấp cho khách hàng một, một số hoặc tất cả dịch vụ sau: ứng trước khoản phải thu, quản lý khoản phải thu và thu hộ, bảo đảm rủi ro thanh toán.

Sản phẩm bảo lãnh:

Sản phẩm bảo lãnh đang được lưu hành ở Techcombank khá phong phú với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng và đồng bảo lãnh. Khi yêu cầu bảo lãnh tại Techcombank, khách hàng phải ký quỹ (trong một số trường hợp) và có tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu nhất định, thường dao động khoảng 20% - 30% giá trị thư bảo lãnh. Bảo lãnh là sản phẩm tài trợ thương mại có hàm lượng chữ tín khá đậm đặc, tuy nhiên không phát sinh nhiều tại Techcombank.

2.3. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT

KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1. Tiêu chí định lượng

2.3.1.1. Quy mô của sản phẩm

Để đánh giá về sự phát triển của quy mô sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank trong giai đoạn nghiên cứu, cần xét đến hai yếu tố: số lượng giao dịch phát sinh và trị giá giao dịch.

Số lượng giao dịch của các sản phẩm TTTMXK tại Techcombank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Số lượng giao dịch của một số sản phẩm TTTMXK chính tại Techcombank trong giai đoạn 2016 - 2019

Nhờ thu 9 9 3 1 1015 Chiết khấu 168 5 178 2 193 1 356 3 891

Bao thanh toán 0 0 0 0 0

Nă m Sản phẩm 2016 2017 2018 2019 Quý 1/2020 LC 12 8 8 22 216 8 21 53 Nhờ thu 30 2 1 29 280 6 53 138 Chiết khấu 29 7 5 19 228 0 53 128

Bao thanh toán 0 0 0 0 0

Bảo lãnh 0 4.7 0 0 0

Tổng số lượng giao dịch đã tăng lên gấp rưỡi trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2019. Trong các sản phẩm tại Techcombank, sản phẩm chiếm số lượng giao dịch lớn nhất là sản phẩm liên quan đến LC, với 42,4% vào năm 2019. Tuy nhiên trong sản phẩm liên quan đến LC này bao gồm cả giao dịch Thông báo LC, Kiểm tra BCT, Xử lý gửi BCT theo LC, nên khi so sánh tương quan với số lượng sản phẩm Nhờ thu, thì nhìn chung sản phẩm nhờ thu tại Techcombank vẫn chiếm lượng giao dịch lớn hơn. Nguyên nhân chủ yếu do: Tệp khách hàng sử dụng dịch vụ TTTMXK của Techcombank phần đông là doanh nghiệp xuất khẩu điều, cao su số lượng lớn, có lịch sử giao dịch tốt với khách hàng ngoại, nên chủ yếu sử dụng phương thức nhờ thu.

Sản phẩm chiết khấu vẫn là sản phẩm được ưa chuộng tại Techcombank với mức tăng hơn 2 lần trong cả giai đoạn. Có được thành công này là do tính tiện lợi của sản phẩm khi khách hàng nhận được nguồn vốn hỗ trợ nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tỷ lệ chiết khấu lớn, thủ tục không quá phức tạp. Đối với sản phẩm bao thanh toán, việc sản phẩm này gần như không được sử dụng trước hết xuất phát từ môi trường khách quan, khi bản thân tổng giá trị bao thanh toán quốc tế tại Việt Nam cũng rất ít ỏi, chỉ rơi vào khoảng 5 triêu EUR một năm. Trong đó, hầu hết đã do nhóm các ngân hàng quốc doanh lớn đảm nhiệm, với lợi thế về vốn và về uy tín. Sản phẩm bảo lãnh cũng ít phát sinh một phần do uy tín của ngân hàng chưa được đánh giá cao, một phần là do bản thân người xuất khẩu và người nhập khẩu đã khống chế nghĩa vụ của hai bên qua các phương thức đơn giản và phổ biến hơn như thư tín dụng thay vì bỏ thêm chi phí để thực hiện bảo lãnh.

Giá trị tài trợ của sản phẩm TTTMXK được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Giá trị tài trợ của sản phẩm TTTMXK tại Techcombank giai đoạn từ 2016 đến năm 2019

cực khi giá trị tăng trong cả giai đoạn và tăng mạnh nhất vào năm 2019 với 77% tăng thêm. Sản phẩm nhờ thu có giá trị áp đảo so với sản phẩm LC. Đó là do các giao dịch quốc tế sử dụng nhờ thu làm phương thức thanh toán có số lượng lớn hơn. Sản phẩm chiết khấu có giá trị tăng lên tương đối, tăng mạnh gấp 2 lần vào năm 2019 cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy giá trị tài trợ của mỗi giao dịch bảo lãnh và bao thanh toán tương đối lớn so với các sản phẩm còn lại, tuy nhiên do số lượng phát sinh ít ỏi nên nhìn chung, trị giá tài trợ của hai sản phẩm này ít hơn nhiều so với các sản phẩm nêu trên.

Nhìn chung, có thể thấy sản phẩm TTTMXK tại Techcombank có sự tăng trưởng về mặt quy mô.

Doanh thu của sản phẩm:

Trong ba thành phần tạo nên doanh thu của sản phẩm TTTMXK tại Techcombank, nguồn thu từ phí dịch vụ và lãi chiết khấu chiếm chủ yếu. Các khoản thu khác chỉ chiếm phần nhỏ, gồm các khoản: ăn chênh lệch từ dịch vụ chuyển phát của bên thứ ba, phí phạt không xuất trình BC'T,...

Doanh thu của Techcombank trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 có sự tăng trưởng khá đều đặn, thể hiện qua biểu đồ dưới:

Tỷ trọng 3, 8

4, 3

4,1 4,6 3,,9^

Biểu đồ 2.1. Doanh thu của sản phẩm TTTMXK tại Techcombank trong giai đoạn năm 2016 — 2019

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài trợ thương mại của ngân hàng Techcombank 2016-2019 và tính toán của tác giả

thể thấy doanh thu sản phẩm TTTMXK tại Techcombank diễn biến tích cực, tăng lên qua các năm và dặc biệt phát triển vào năm 2017. Nhìn chung, sản phẩm TTTMXK vẫn cho thấy nhiều tiềm năng để khái thác và tiếp tục phát triển.

Đóng góp và doanh thu chung của sản phẩm TTTMXK,doanh thu do sản phẩm LC và các dịch vụ liên quan đem lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình 38.6% tổng doanh thu. Theo sau là doanh thu đến từ lãi chiết khấu, chiếm khoảng 30.5%. Cả hai sản phẩm này đều có xu hướng tăng trưởng và hứa hẹn vẫn sẽ là những sản phẩm tiềm

năng để khai thác và phát triển mạnh. Sản phẩm nhờ thu trung bình chiếm 26.7% và giảm nhẹ không đáng kể. Tuy nhiên, cũng phải nói đến việc tỷ lệ sản phẩm chiết khấu

theo BCT nhờ thu có phần vượt trội hơn hẳn so với sản phẩm chiết khấu theo BCT LC

và giá trị chiết khấu cũng thường bằng hoặc cao hơn so với LC. Sản phẩm bao thanh toán và bảo lãnh những năm gần đây gần như không phát sinh, vì vậy đóng góp của hai

sản phẩm này vào doanh thu TTTMXK là không đáng kể.

Tỷ trọng doanh thu của sản phẩm TTTMXK không có nhiều sự đột biến, do doanh thu chung của toàn ngân hàng cũng có sự tăng truởng tuơng ứng qua các năm. Tỷ trọng này đuợc thể hiện trong bảng duới:

Bảng 2.5.Tỷ trọng doanh thu của sản phẩm TTTMXK trong giai đoạn năm 2016 đến 2019

Đơn vị: % %

\

Nguồn: Báo cáo tài trợ thương mại của ngân hàng Techcombank 2016-2019 và tính toán của tác giả

Tỷ trọng doanh thu không có sự tăng truởng đột phá, tuy nhiên có thể thấy sự ổn định của sản phẩm TTTMXK và hơn hết, các sản phẩm TTTMXK tại Techcombank vẫn còn nhiều điểm tiềm năng có thể khai thác và việc tiếp tục tăng truờng về tỷ trọng doanh thu là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên con số ít ỏi này cũng phản ánh mức độ cạnh tranh lớn của toàn ngành ngân hàng và đặt ra yêu cầu cho Techcombank phải có biện pháp tăng truởng doanh thu của sản phẩm TTTMXK hơn nữa.

Nhu vậy, thông qua các tiêu chí về doanh thu, có thể đánh giá chung hoạt động TTTMXK của Techcombank có sự mở rộng trong giai đoạn năm 2016 đến quý 1 năm 2020.

2.3.1.2. Lợi nhuận của sản phẩm:

Lợi nhuận truớc thuế của sản phẩm TTTMXK của ngân hàng Techcombank đuợc thể hiện qua biểu đồ duới đây:

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế của sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank từ năm 2016 đến năm 2019

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài trợ thương mại của ngân hàng Techcombank 2016-2019 và tính toán của tác giả

Sự tăng trưởng về lợi nhuận của sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank

cũng khá tương đồng với xu hướng tăng trưởng của doanh thu sản phẩm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank được thể hiện tại bảng dưới:

Bảng 2.6.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank giai đoạn 2016 - 2019

Sự tăng lên trong tỷ suất lợi nhuận cho thấy việc Techcombank áp dụng nhiều biện pháp để giảm được chi phí hoạt động, ví dụ như việc tìm cách áp dụng công

nghệ mới vào TTTMXK và cắt giảm các quy trình, thủ tục không cần thiết để giảm bớt chi phí dành cho nhân sự, nhờ đó mà lợi nhuận do các sản phẩm TTTMXK của ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh hơn so với chi phí. Điều này cũng có nghĩa là sản phẩm của ngân hàng đang hoạt động ngày cảng hiệu quả.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, sản phẩm TTTMXK có sự phát triển ổn định về mặt lợi nhuân. Từ sau 2019, lợi nhuận sản phẩm đang bị chững lại và tỷ suất lợi nhuận cũng có phần sụt giảm, yêu cầu ngân hàng phải có

các biện pháp cải thiện.

2.3.1.3. Số lượng khách hàng và cơ cấu khách hàng

Sự thay đổi về khác hàng sử dụng sản phẩm TTTMXK của ngân hàng Techcombank được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Sự thay đổi về khách hàng sử dụng sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank từ 2016 đến năm 2019

Đơn vị: khách hàng

■KH doanh nghiệp nhỏ và vừa

■KH doanh nghiệp lớn

Nguồn: Báo cáo tài trợ thương mại của ngân hàng Techcombank 2016-2019

Thứ nhất, về số lượng khách hàng, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 số lượng

khách hàng sử dụng sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank tăng lên. Từ 2016 đến 2019, số lượng khách hàng đã tăng lên hơn 1,3 lần. Trên thực tế, v ào quý

Một phần của tài liệu 0753 mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 64)

w