2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tác nghiệp
Những hạn chế nêu trên của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của Vietinbank xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Thứ nhất, do thiếu vắng các quy định, định hướng, hướng dẫn về quản
lý rủi ro tác nghiệp từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản nào đề cập đến khái niệm rủi ro tác nghiệp và định hướng về khung quản trị RRTN chung cho các NHTM.
Thứ hai, do hạn chế về mơ hình kinh doanh: theo mô hình của ngân
hàng hiện đại thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tổ chức theo từng mảng, như: mảng bán buôn, mảng bán lẻ, mảng kinh doanh tiền tệ...Mỗi mảng có một phó tổng giám đốc phụ trách. Tuy nhiên mơ hình kinh doanh của Vietinbank vẫn tổ chức theo các chi nhánh, dạng hỗn hợp, làm tấc cả các chức năng kinh doanh, chính vì vậy với mơ hình tổ chức kinh doanh hiện tại, Vietinbank chưa hồn tồn áp dụng được mơ hình quản lý rủi ro chuẩn.
Thứ ba, do hạn chế về công nghệ, hiện tại ở Việt Nam nói chung và ở
Vietinbank nói riêng chưa có phầm mềm quản lý rủi ro tác nghiệp; Chưa có chương trình phần mềm để chiết xuất dữ liệu, các thông tin quản lý rủi ro từ hệ thống ngân hàng cốt lõi. Phương pháp và cách thức xác định, đo lường RRTN đơn giản, tuy giúp dễ triển khai, phổ biến và áp dụng, nhưng thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động, RRTN tác động trên một diện rộng, xuất hiện ở khắp các nghiệp vụ nên khó theo dõi và quản lý. Hơn nữa, một số RRTN có tần suất xuất hiện thấp nhưng mức độ ảnh hưởng lại rất lớn (ví dụ như sự kiện của ngân hàng Barings).
Thứ tư, do sự phối kết hợp giữa các Ban, phòng tại hội sở chính chưa
thực sự tốt và hiệu quả. Về nguyên tắc, các ban, trung tâm có liên quan tại hội sở chính phải phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp trong việc cung cấp thông tin đầu vao cho hoạt động quản trị rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế VietinBank chưa xây dựng được cơ chế phối kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận chức năng, do vậy chỉ khi nào Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đầu vào cho hoạt động QTRR thì các Ban, phòng ban, trung tâm mới cung cấp kết quả. Quá trình này làm cho việc cung cấp thơng tin khơng đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
66
Thứ năm, do một bộ phận nhỏ cán bộ, công nhân viên trong hệ thống
chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý rủi ro tác nghiệp; từ đó dẫn tới chủ quan, cơng tác báo cáo chưa được quan tâm và mang tính hình thức, thậm chí có chi nhánh cịn báo cáo khơng trung thực tình trạng rủi ro tác nghiệp của chi nhánh. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng thơng tin đầu vào khơng đầy đủ, không phản ánh đúng thực trạng rủi ro tác nghiệp của toàn hệ thống.
Thứ sáu là hạn chế về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: quy trình
được thực hiện chủ yếu là thủ công, từ việc lập các biểu mẫu báo cáo cho đến việc thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu mà chưa xây dựng được một chương trình phần mềm hỗ trợ nhằm thực hiện quy trình nhanh chóng, thuận lợi hơn. Hơn nữa, vì trong thời gian đầu áp dụng, số liệu cịn ít và đơn giản nên chưa phát sinh khó khăn, trở ngại trong việc lưu trữ và đối chiếu dữ liệu, nhưng QTRRTN là một quá trình xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy, về lâu dài, với dữ liệu lớn, sẽ rất khó khăn trong việc lữu trữ cũng như đối chiếu nếu khơng có một chương trình phần mềm riêng để thực hiện. Mặt khác, việc thực hiện quy trình theo phương thức thủ công sẽ làm tốn thời gian, nhân lực và thậm chí có thể gây chậm trễ trong việc xác định RRTN nào đó, dẫn đến tổn thất hoặc mất cơ hội cho ngân hàng.
Cuối cùng, do tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển đa dạng các sản
phẩm bảo hiểm, trong nhiều trường hợp VietinBank muốn mua bảo hiểm cho các hoạt động nghiệp vụ của mình thì cũng khó khăn và khơng thể triển khai (ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có hoạt động bảo hiểm tiền gửi, chưa có các hoạt động bảo hiểm thanh tốn, bảo hiểm tài trợ thương mại).
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Tóm lại, chương 2 đã phân tích quy trình và hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp áp dụng tại hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện nay. Từ kết quả phân tích, luận văn đã đánh giá được những ưu điểm và tồn tại của quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp này. Đây là cơ sở khoa học để tác giả kiến nghị những giải pháp nhằm giúp thực hiện tốt hơn quy trình Quản trị rủi ro tác nghiệp tại hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam ở chương 3.
68
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM