2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.3.1. Những kết quả đạt được
Do đặc điểm của rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ẩn khó có thể xác định được hoặc dự đốn trước, nên cơng tác quản lý rủi ro tác nghiệp là một trong
62
những công tác khó khăn nhất của NHTM. Với các NHTM Việt Nam, cơng tác này lại cịn khó khăn hơn. Do đây là khái niệm khá mới mẻ.
Vietinbank là một trong những NHTM đầu tiên ở Việt Nam thành lập bộ phận Quản lý rủi ro, trong đó chức năng quản lý rủi ro tác nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng Ban lãnh đạo của Vietinbank đã sớm nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của cơng tác quản lỷ rủi ro tại Vietinbank. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, Vietinbank đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là:
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng cách thức tiếp cận cũng như những
phương pháp Vietinbank đang sử dụng để quản lý rủi ro tác nghiệp là đúng hướng theo thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro.
Thứ hai, Vietinbank đã bước đầu xây dựng được khung quản lý rủi ro
tác nghiệp phù hợp với thực tiễn hoạt động, đó chính là việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp; Các quy định và quy trình cụ thể về nhận diện, đo lường, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm nhẹ rủi ro. Trước đây, khi chưa có quy trình, việc quản trị rủi ro phần lớn chỉ dựa trên số liệu ghi chép một cách thủ công, không đầy đủ và không thống nhất, chủ yếu dựa vào nhận xét, đánh giá, báo cáo của bộ phận kiểm sốt nội bộ, do đó, số liệu không được thu thập đầy đủ và lưu trữ một cách khoa học. Quy trình đã xây dựng được một hệ thống bảng biểu báo cáo khá chi tiết, cụ thể gồm 6 biểu mẫu (xem Phụ lục) để có thể liệt kê, thống kê, xác định và đo lường được các loại RRTN có thể phát sinh trong từng nghiệp vụ hoạt động cũng như trong hoạt động hỗ trợ một cách chi tiết và đầy đủ nhất, hạn chế mức thấp nhất việc bỏ sót những RRTN có thể có, phân tích cụ thể, sâu sắc các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, lưu trữ số liệu đối chiếu, so sánh qua từng thời kỳ một cách khoa học, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định về từng loại RRTN trong từng nghiệp vụ, nhờ vậy mà có
thể đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất cho từng bộ phận, từng hoạt động nghiệp vụ và từng giai đoạn.
Thứ ba, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp đã tạo bước đột phá về nhận
thức của cán bộ, người lao động trong Vieinbank về rủi ro tác nghiệp; qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong quá trình thao tác nghiệp vụ, hạn chế tối đa rủi ro.
Thứ tư, thông qua công tác quản lý rủi ro tác nghiệp mà hệ thống các
văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ của Vietinbank được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ.
Thứ năm, Vietinbank đã xây dựng được thư viện các dấu hiệu rủi ro
chủ yếu, qua đó góp phần nhận diện được chính xác hơn các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Thứ sau, các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp từng bước đã
được hạn chế. Mặc dù Vietibank hàng năm đều tăng quy mô hoạt động, nhưng những sai sót tác nghiệp của cán bộ đã được giảm qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về rủi ro tác nghiệp mà Vietinbank phải gánh chịu không lớn, chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của các bộ- một trong những loại rủi ro khó dự đốn và kiểm sốt nhất.
Thứ bẩy, trên cơ sở các báo cáo tổn thất, Vietinabnk cũng đã xây dựng
được kho dữ liệu về tổn thất trong lịch sử hoạt động trong 8 năm trở lại đây. Kho dữ liệu tổn thất chính là tài liệu bổ ích phục vụ cho cơng tác đào tạo nội bộ về quản lý rủi ro cũng như là cơ sở cho phép Vietinbank áp dụng phương pháp đo lường về vốn dành cho rủi ro tác nghiệp tiên tiến hơn, khi các quy định, chuẩn mực này chính thức được áp dụng tại Việt nam.