Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu 0924 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81)

mại cổ phần Công thương Việt Nam

3.1.2.1. Hoàn thiện khung quản lý rủi ro tác nghiệp, môi trường rủi ro

Một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp tốt phải được đặt trong môi trường rủi ro thích hợp. Chiến lược rủi ro trong đó xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro chung, và mức độ chấp nhận rủi ro tác nghiệp nói riêng là kim chỉ nam cho sự vận hành của hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp. Chiến lược rủi ro của ngân hàng phải được xây dựng dựa trên những đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng tình hình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận kỳ vọng của các cổ đông và tình hình kinh tế trong nước. Hội đồng quản trị là cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc phê duyệt chiến lược rủi ro của ngân hàng.

3.1.2.2. Lượng hóa các thước đo rủi ro

Ủy ban Basel II ra đời với những chỉ dẫn cụ thể trong lượng hóa rủi ro. Thực tế tại Vietinbank, rủi ro cũng đang được ngân hàng nỗ lực tìm cách lượng hóa rủi ro. Tuy nhiên, để tiến tới đo lường rủi ro bằng những chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế, cần thiết phải có bước chuẩn bị kỹ càng và một hệ thống quản lý rủi ro chuẩn mực.

3.1.2.3. Nâng cao chất lượng giám sát, kiểm soát rủi ro

Cũng theo ủy ban Basel II, một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro đảm bảo hiệu quả của công tác giám sát, kiểm soát nội bộ. Điều này thể hiện ở việc đánh giá các thước đo rủi ro, chất lượng quản lý rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định. Công việc này cần thiết phải được thực hiện thường xuyên bởi cả bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận giám sát độc lập khác.

Một phần của tài liệu 0924 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w