Nội dung đánh giá diễn biến và dự báo

Một phần của tài liệu Phương pháp luận đánh giá diễn biến môi trường (Trang 94 - 99)

- Một số nhóm loài chỉ thị sinh cảnh

2. Nội dung đánh giá diễn biến và dự báo

Có thể bao gồm các nội dung sau:

áp lực của phát triển kinh tế xã hội tại làng nghề đối với môi tr−ờng

Đây là nguyên nhân dẫn tới sự ô nhiễm và suy giảm chất l−ợng môi tr−ờng sống của khu vực có hoạt động làng nghề. Nếu các thông tin t− liệu về áp lực của phát triển kinh tế xã hội đ−ợc cung cấp đầy đủ chính xác sẽ giúp cho việc đánh giá diễn biến và cơ sở dự báo các quá trình suy thoái cũng nh− phục hồi môi tr−ờng tại các làng nghề, có giải pháp để phát triển bền vững một loại hình kinh tế đặc thù của nông thôn Việt Nam. Các dữ liệu và thông tin đầu vào cần có nh− sau:

- Điều kiện tự nhiên của làng nghề: bao gồm vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm khí hậu, nguồn n−ớc mặt, n−ớc ngầm, hiện trạng sử dụng đất, nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kèm theo là bản đồ số mô tả điều kiện trên. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên có thể tác động tới sự phát triển hay suy thoái của sản xuất nghề. Ví dụ cùng một loại hình làng nghề nh−ng làng nghề ở vị trí gần trục giao thông sẽ thuận lợi hơn ở vùng sâu, vùng xa, ... các làng nghề ở gần nơi cung cấp nhiên, nguyên liệu hoặc gần nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng phát triển hơn và sự phát triển hay suy thoái các làng nghề sẽ làm ảnh h−ởng tới môi tr−ờng khu vực đó.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của làng nghề: Bao gồm các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của làng nghề qua các năm gần đây nh− tổng giá trị sản phẩm, thu nhập bình quân, giá trị xuất khẩu, ảnh h−ởng tác động của các hoạt động kinh tế khác tới làng nghề. Ví dụ nh− sự có mặt của các khu, ngành công nghiệp trong khu vực có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của làng nghề hoặc cạnh tranh với sản xuất của làng nghề,... cần l−u ý tới đặc điểm quy mô sản xuất (hộ gia đình, tổ hợp tác, xí nghiệp t− nhân), khả năng đầu t− vốn để phát triển sản xuất (vì rất hạn chế do quy mô nhỏ, vốn nhỏ). Các vấn đề xã hội nh− quan hệ láng giềng, dòng tộc, h−ơng −ớc,... Khi thu thập dữ liệu và thông tin này cần l−u ý tới một số tồn tại của làng nghề nh− đã phân tích ở mục 2.10.2. Nên có thông tin dữ liệu qua một số năm gần đây (thời gian) và chỉ chú ý tới một số làng nghề điển hình ở các địa ph−ơng khác nhau (không gian) nếu muốn đánh giá diễn biến.

- Điều kiện sản xuất và công nghệ tại các làng nghề điển hình bao gồm các thông tin về trình độ công nghệ (lạc hậu, thiết bị cũ, chắp vá,...), trình độ tay nghề của công nhân,... L−u ý đặc điểm của nhiều làng nghề là khu sản xuất xen kẽ khu dân c− nên chật hẹp, khó phát triển, nên điều kiện lao động rất kém, khó có khả năng cải thiện chất l−ợng môi tr−ờng lao động. Nếu có thể đánh giá, mức độ đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị cũng nh− mở rộng sản xuất trong những năm gần đây tại một số làng nghề quanh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...

- Các chính sách của Nhà n−ớc và địa ph−ơng đối với sự phát triển của làng nghề cũng nh− chính sách bảo vệ môi tr−ờng, thông tin này giúp đánh giá đ−ợc những hỗ trợ hoặc kìm hãm sự phát triển của làng nghề.

- Dự báo xu h−ớng phát triển của các làng nghề tại khu vực trong những năm tới (2010), xu h−ớng này gắn kết với xu h−ớng phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực. L−u ý rằng sẽ có những làng nghề suy giảm dần đi, hoặc sẽ có những làng nghề phát triển lên theo h−ớng xuất khẩu hoặc trở thành làng du lịch sinh thái hoặc có những làng nghề thay đổi sản phẩm của mình, nghĩa là thay đổi công nghệ sản xuất, để đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng khu vực.

Hiện trạng môi tr−ờng tại các làng nghề

Đây là thông tin cần thiết để có thể đánh giá đ−ợc diễn biến môi tr−ờng theo xu thế tăng hoặc tăng mức độ ô nhiễm tại các làng nghề, giúp cho việc đánh giá có tính định h−ớng về chất l−ợng môi tr−ờng tại các làng nghề. Đối với các làng nghề tại 2 khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm này, nên tập trung vào một số loại hình làng nghề có mật độ t−ơng đối cao, và tập trung vào một vài loại hình sản xuất có khả năng gây ô nhiễm lớn. Ví dụ:

- Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (ví dụ nh− làng nghề chế biến Phú Đô - Từ Liêm- Hà Nội, bánh gai Ninh Giang- Hải D−ơng, giết mổ gia súc Vạn Thái, Ninh Giang- Hải D−ơng, chế biến tinh bột Trà Cổ Bình D−ơng,... cần chú ý hiện trạng môi tr−ờng và diễn biến chất l−ợng môi tr−ờng n−ớc, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn,... Đặc biệt l−u ý tới l−ợng n−ớc sử dụng cũng nh− thành phần chất thải (BOD, Tổng Nitơ, Coliform,...), n−ớc bề mặt tiếp nhận n−ớc thải nh− ao, hồ, sông là vấn đề môi tr−ờng bức xúc tại đa số các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm. Bên cạnh đó là ô nhiễm môi tr−ờng do hoạt động chăn nuôi sử dụng sản phẩm phụ chế biến nông sản, thực phẩm.

- Làng nghề tiểu thủ mỹ nghệ ( ví dụ nh− các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà- Hà Nội, mây tre đan Từ Liêm - Hà Nội, Gia Lộc - Hải D−ơng, làng nghề Sinh Đan- Tiên Lãng- Hải Phòng, cần chú ý tới hiện trạng và diễn biến chất l−ợng môi tr−ờng n−ớc, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn.... đặc biệt l−u ý tới môi tr−ờng khí do bụi hoặc hơi các dung môi sơn mài làm bóng sản phẩm, là vấn đề môi tr−ờng đang bức xúc tại đa số các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ.

- Làng nghề dệt nhuộm, tơ tằm ( ví dụ làng dệt Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, làng dệt Thông, Tứ Kỳ, Hải D−ơng, Làng dệt Tân Xuân, Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cần chú ý tới hiện trạng và diễn biến chất l−ợng môi tr−ờng n−ớc, khí, chất thải rắn...Đặc biệt l−u ý tới n−ớc thải của quá trình nhuộm là nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc mặt ở các làng nghề này. Việc sử dụng than cho cung cấp nhiệt để nấu hồ vải sợi cũng làm ô nhiễm và khí độc trong môi tr−ờng không khí.

- Làng nghề gốm sứ và vật liệu xây dựng, ví dụ nh− làng nghề Bát Tràng, Kim Lan - Gia Lâm, Hà Nội, làng gốm sứ Tân Vân, Biên Hoà, Đồng Nai, làng gốm sứ Long Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, Làng gốm sứ Chu Đậu, Nam Sách, Hải D−ơng... Các thông tin về hiện trạng môi tr−ờng và diễn biến chất l−ợng môi tr−ờng n−ớc, không khí, chất thải rắn...đặc biệt là l−u ý tới khí thải ở công đoạn nung sản phẩm, l−ợng nhiên liệu tiêu thụ cho đốt nung lò, sự thay thế lò đốt than bằng lò đốt gas góp phần giảm ô nhiễm môi tr−ờng khí, bụi, xỉ là vấn đề đáng quan tâm..

- Làng nghề tái chế chất thải, ví dụ nh− làng nghề tái chế nhựa ở Trung Văn - Từ Liêm, Hà Nội. Số làng nghề này không nhiều nh−ng cũng cần đ−ợc quan tâm vì đang có xu h−ớng phát triển ở các vùng ngoại ô của thành phố lớn nh− tái chế nhựa, tái chế giấy, tái chế kim loại. Bên cạnh mặt tích cực là thu hồi và giảm thiểu l−ợng chất thải rắn, các làng nghề này với quy mô sản xuất nhỏ, thủ công, máy móc thiết bị lạc hậu, chắp vá. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi tr−ờng khu vực nghiêm trọng, có ảnh h−ởng tới chất l−ợng môi tr−ờng, sức khoẻ cộng đồng cần đ−ợc theo dõi.

Tác động của ô nhiễm môi tr−ờng do hoạt động làng nghề

Với đặc điểm của ô nhiễm môi tr−ờng làng nghề nh− đã đề cập ở phần trên là ô nhiễm có tính tập trung trong phạm vi một khu vực nhỏ, và ô nhiễm ở khu vực sản xuất cục bộ. Vì vậy cần đánh giá tác động ô nhiễm theo các yếu tố:

- Tác động ô nhiễm tới chất l−ợng môi tr−ờng tại địa ph−ơng có làng nghề ( môi tr−ờng n−ớc, không khí, đất ), làm suy giảm chất l−ợng n−ớc mặt, n−ớc ngầm, năng suất cây trồng, vật nuôi;

- Tác động ô nhiễm tới sức khoẻ cộng đồng, bao gồm sức khoẻ của ng−ời trực tiếp sản xuất, ng−ời dân sống trong khu vực với các loại bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính, bệnh phụ khoa, sẩy thai. Sinh con khuyết tật, ung th−... l−u ý tới sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em.

- Tác động ô nhiễm tới đa dạng sinh học và tài nguyên n−ớc, đất của khu vực. - Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr−ờng từ hoạt động sản xuất hoặc từ các sự cố, rủi ro tại các làng nghề.

Việc đánh giá tác động ô nhiễm môi tr−ờng chỉ cần tập trung vào một số làng nghề điển hình của một vài loại hình sản xuất nh− chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, tái chế chất thải đã và đang gây ô nhiễm nặng nề môi tr−ờng khu vực.

Các đáp ứng của xã hội (Các giải pháp cải thiện môi tr−ờng làng nghề)

Việc áp dụng các giải pháp cải thiện môi tr−ờng làng nghề sẽ làm thay đổi chất l−ợng môi tr−ờng tại khu vực, các giải pháp này phù hợp với đặc điểm khu vực và th−ờng diễn ra trong nhiều năm, ít nhất là từ 5 năm trở lại đây.

Cần thu thập những thông tin về các giải pháp đã đ−ợc áp dụng trong các làng nghề nhằm cải thiện môi tr−ờng, ví dụ :

- Chính sách của nhà n−ớc và địa ph−ơng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi tr−ờng làng nghề : từ chính sách kinh tế, tài chính, cho vay vốn, hỗ trợ khuyến khích đổi mới công nghệ, sản phẩm, chính sách tôn vinh nghệ nhân tài làng nghề... tới các chính sách về thuế môi tr−ờng, th−ởng phạt môi tr−ờng...l−u ý đặc điểm cụm làng nghề, xã làng nghề, vai trò của lệ làng (h−ơng −ớc), dòng tộc đ−ợc lồng ghép trong chính sách của từng địa ph−ơng.

- Giải pháp quy hoạch môi tr−ờng làng nghề, hiện nay đang triển khai ở một số địa ph−ơng, các giải pháp quy hoạch lại khu sản xuất trong hộ gia đình, quy hoạch tập trung nhiều cơ sở sản xuất thành cụm công nghiệp làng nghề. Chú ý kết quả thực hiện trong những năm gần đây và đánh giá về số l−ợng và chất l−ợng đối với các làng nghề trong 2 vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam.

- Các giải pháp giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi tr−ờng thông qua các ph−ơng tiện thông tin cộng đồng.

- Hệ thống quản lý môi tr−ờng tại các làng nghề trong 2 vùng, hoặc ở một vài làng nghề điển hình, l−u ý những thuận lợi và khó khăn tồn tại.

- Xây dựng ch−ơng trình quan trắc môi tr−ờng tại một số loại làng nghề điển hình theo 2 khu vực trọng điểm phát triển kinh tế xã hội. L−u ý đặc điểm của hoạt động sản xuất, nguồn thải và mức độ ô nhiễm.

- Các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa phát sinh chất thải tại một số các làng nghề , đặc biệt là áp dụng sản xuất sạch hơn ở quy mô làng nghề, hiệu quả về kinh tế và môi tr−ờng.

- Các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải tại các làng nghề điển hình ở quy mô hộ gia đình và quy mô tập trung, đánh giá hiệu quả của kinh tế và môi tr−ờng.

- Các giải pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, l−u ý vấn đề phụ nữ và trẻ em tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm nặng.

Đánh giá tổng thể diễn biến và dự báo môi tr−ờng tại làng nghề thuộc 2 khu vực trọng điểm phát triển kinh tế xã hội. Dự báo môi tr−ờng các làng nghề phát triển trong t−ơng lai.

Phần này đ−ợc xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá diễn biến môi tr−ờng môi tr−ờng theo các loại hình làng nghề và dự báo phát triển làng nghề trong t−ơng lai. Phần này lồng ghép với dự báo chung. Qua đánh giá diến biến và dự báo môi tr−ờng làng nghề có thể kiến nghị ngừng phát triển những làng nghề ô nhiễm nặng, chuyển đổi hoặc thay thế sản phẩm mới thân thiện với môi tr−ờng hoặc đề nghị hỗ trợ phát triển các làng nghề có tiềm năng kinh tế lớn mà không hoặc ít gây ô nhiễm môi tr−ờng.

Các nguồn cung cấp t− liệu, thông tin

Các nguồn thu thập thông tin dữ liệu về môi tr−ờng làng nghề thuộc 2 vùng có thể là:

- Kết qủa nghiên cứu của đề tài KC 08-09;

- Dự án của JICA về làng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; - Các bài báo, đọc, nghe, nhìn về làng nghề và môi tr−ờng trên các ph−ơng tiện thông tin;

- Các kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học khác có liên quan tới làng nghề tại các địa ph−ơng nằm trong hai vùng trọng điểm;

- Các cơ quan quản lý môi tr−ờng các cấp đủ từ trung −ơng, tỉnh, thành phố, tới địa ph−ơng, huyện, xã, thôn, xóm... thuộc hai vùng KTTĐ;

- Các cơ quan quản lý về hoạt động kinh tế - xã hội các cấp từ trung −ơng tới địa ph−ơng.

Kết luận mục 2.10

Trên đây chỉ là một số nét chính trong quan điểm về đánh giá diễn biến và dự báo môi tr−ờng làng nghề thuộc 2 vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam. Hoạt động làng nghề tại các khu vực phía Bắc phát triển mạnh hơn nhiều so với khu vực phía Nam. Vì vậy diễn biến môi tr−ờng của khu vực do hoạt động làng nghề cũng rất khác nhau và cũng có thể tuỳ theo mức độ ảnh h−ởng mà nên hay không nên tập trung nhiều vào đánh giá diễn biến môi tr−ờng do hoạt động làng nghề.

Ch−ơng 3

Lựa chọn các chỉ thị môi tr−ờng để đánh giá diễn biến môi tr−ờng

Đánh giá diễn biến môi tr−ờng, dự báo môi tr−ờng một cách định l−ợng thực chất

là đánh giá sự diễn biến và dự báo sự biến đổi các chỉ thị môi tr−ờng. Chỉ thị môi

tr−ờng (Environmental Indicator) là một th−ớc đo trạng thái môi tr−ờng về một khía

cạnh đặc tr−ng nào đó của môi tr−ờng ở một thời điểm nhất định, trong một địa

ph−ơng, một vùng hay một quốc gia.

Các chỉ thị môi tr−ờng là một ph−ơng tiện sắc bén để truyền thông tin một cách

cô đọng về hiện trạng môi tr−ờng đến các nhà lãnh đạo, ng−ời ra quyết định và công

chúng. Trong thực tế có tình trạng là dữ liệu có thể có quá nhiều, mà thông tin có giá trị lại thiếu. Các chỉ thị sẽ là chiếc cầu nối giữa sự phong phú các số liệu của dữ liệu

và nhu cầu về dạng thông tin có giá trị, đặc tr−ng cho các mối t−ơng tác và các thay

đổi của môi tr−ờng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu thông tin về trạng thái môi tr−ờng

một cách tổng quát, có chất l−ợng và đảm bảo sự chính xác của các dữ liệu.

Chọn lựa đúng chỉ thị môi tr−ờng cho phép giảm số l−ợng đo đạc không cần thiết

mà lại có thể đ−a ra một bức tranh đặc tr−ng và có ý nghĩa của các sự kiện xảy ra

trong môi tr−ờng, làm đơn giản hoá quá trình thông tin đến ng−ời dùng tin.

Việc lựa chọn các chỉ thị môi tr−ờng th−ờng dựa trên 3 yếu tố để xem xét nh−

sau:

Một phần của tài liệu Phương pháp luận đánh giá diễn biến môi trường (Trang 94 - 99)