- Thiếu thức ăn hoặc một số mắt xích trong chuỗi thức ăn tự nhiên bị
1. Ph−ơng pháp điều tra trên thực địa, phân tích vật mẫu và xử lý số liệu
• Ph−ơng pháp điều tra hệ thực vật và thảm thực vật
Điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra đ−ợc xác định theo hai h−ớng: vuông góc và song song với đ−ờng đồng mức. Ô tiêu chuẩn (ÔTC) có kích th−ớc 100m2 (10x10m), 400m2 (20x20m), 1600m2 (40x40m) và 2500m2 (50x50m) tuỳ theo trạng thái thảm thực vật là trảng cỏ, cây bụi, rừng th−a hay rừng kín. Ngoài ra còn thiết lập hệ thống ô dạng bản 4m2 (2x2), 16m2 (4x4m), 25m2 (5x5m) để điều tra tái sinh và thu thập số liệu theo từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu đ−ợc thu thập theo các ph−ơng pháp điều tra lâm học thông th−ờng đang đ−ợc áp dụng hiện nay.
Xử lý số liệu
- Đánh giá độ −u thế (hệ số tổ thành) của các loài cây: + Đối với cây gỗ (có d ≥6cm) đ−ợc tính theo công thức:
Gi
D = --- x100% (2.17) n
∑ Gi 1
Trong đó: D là độ −u thế, Gi là thiết diện ngang ở độ cao H = 1,3m của loài cây thứ i (i = 1,2,3...n).
+ Đối với cây bụi, cây tái sinh, kể cả cây gỗ có d <6cm đ−ợc tính theo công thức: n P = --- x 100%; (2.18) N Trong đó : P : độ −u thế; n : số cá thể loài cây; N : tổng số cá thể cuả tất cả các loài.
- Đối với các loài cây thân cỏ sử dụng 2 chỉ tiêu tần số và độ che phủ:
+ Tần số đ−ợc xác định theo công thức: S = A/B; trong đó: A là số ô có loài cây xuất hiện, B là tổng số ô nghiên cứu.
+ Độ che phủ là % diện tích đất bị che phủ.
- Độ dày rậm (độ nhiều) của thực bì đ−ợc đánh giá theo Drude, cụ thể nh− trong bảng 2.12.
Bảng 2.12 : Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo Drude
Ký hiệu Tình hình thực bì
Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75-100% diện tích
Cop1 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 50-75% diện tích
Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 25-50% diện tích
Cop3 Thực vật mọc t−ơng đối nhiều che phủ từ 5-25% diện tích
Sp Thực vật mọc ít che phủ từ 5% trở xuống
Sol Thực vật mọc rải rác phân tán
Un Một vài cây cá biệt
gr Thực vật phân bố không đều, mọc từng khóm
- Sử dụng tiêu chuẩn phi tham số của Mann – Witney để kiểm tra sự khác nhau về một số chỉ tiêu nghiên cứu giữa địa điểm nghiên cứu và khu đối chứng. Trên cơ sở đó đánh giá sự ảnh h−ởng của chất độc lên thảm thực vật.
- áp dụng tính chất về sự bằng nhau giữa số bình quân (X) và ph−ơng sai (S2) để xác định kiểu phân bố cây trên mặt đất. Theo ph−ơng pháp này cần phải tính trị số: W = S2/X; nếu:
W ≈ 1 : phân bố ngẫu nhiên W >1: phân bố cụm
W <1: phân bố đều
- Các số liệu đ−ợc xử lý trên phần mềm Excell của máy tính điện tử.
• Ph−ơng pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật
Sử dụng kỹ thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật và bản đồ biến động thảm thực vật trong các thời kỳ.
* T− liệu : + ảnh vệ tinh Landsat + ảnh máy bay + Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 + Các số liệu thống kê. * Phần mềm ứng dụng :
+ OverCAD : Vector hoá bản đồ
+ ENVI : Xử lý ảnh và hệ thông tin địa lý (HTTĐL)
+ ARC/Info PC 3.5 và ARCView 3.1 là phần mềm HTTĐL
* Xử lý ảnh số :
Xử lý ảnh số đ−ợc thực hiện bằng các phần mềm xử lý ảnh nh− PCI, ILLIW, ER MAPER.. ảnh số đ−ợc chụp từ vệ tinh trong dải sóng nhìn thấy. B−ớc đầu tiên trong qui trình xử lý, giải đoán ảnh số là hiệu chỉnh các giá trị sai sót của bức ảnh, các giá trị này là các giá trị về hình học và giá trị phổ, vì vậy công việc đầu tiên chúng ta cần 67
làm là việc nắn chỉnh hình học và nắn chỉnh giá trị phổ phản xạ của đối t−ợng. Giai đoạn tiền xử lý để giải đoán bằng số hay bằng mắt th−ờng là thực sự cần thiết trong phần lớn các tr−ờng hợp tr−ớc khi đ−a các thông tin viễn thám vào HTTĐL.
Sau khi phân loại, có đ−ợc một bản đồ ảnh với một tổ hợp các nhóm mầu, theo khoá phân loại đã đ−ợc xác định tr−ớc khi chạy phân loại. Bản đồ ảnh này sẽ đ−ợc nhập vào HTTĐL đây là một nguồn số liệu đầu vào (bản đồ lớp phủ bề mặt) cho các ứng dụng trong mọi nghiên cứu, lĩnh vực. Nếu có nhiều số liệu liên tục của một khu vực đ−ợc cập nhật xử lý trong một khoảng thời gian sẽ thu đ−ợc một cơ sở dữ liệu thật sự có ích trong việc nghiên cứu biến động sinh thái, đa dạng sinh học và môi tr−ờng của khu vực đó. Ưu điểm của xử lý ảnh số từ các nguồn t− liệu viễn thám đ−ợc nêu trên đây là sự chính xác, tuy nhiên xử lý ảnh số cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Những khó khăn th−ờng gặp phải trong khi xử lý ảnh số: méo hình học của bản đồ ảnh, bóng núi, nơi không thu có giá trị phổ phản xạ, mây là một trong những lý do gây ảnh h−ởng đến chất l−ợng ảnh. Năng l−ợng phổ thu nhận đ−ợc từ bề mặt của những đám mây.
* Giải đoán bằng mắt th−ờng
Giải đoán bằng mắt th−ờng là việc phân loại ảnh đã đ−ợc rửa ra giấy ảnh, hoặc hiển thị trên màn hình. Dựa vào kiến thức chuyên gia các nhà nghiên cứu có thể phân loại và nhóm các đối t−ợng cùng loại cùng tính chất hoặc cùng đặc tr−ng lại với nhau. Ngoài việc nhận biết qua giá trị phổ phân loại bằng mắt còn sử dụng nhiều kiến thức chuyên gia cụ thể là từ việc phân tích logic mối quan hệ giữa các đối t−ợng tại khu vực nghiên cứu, các đặc tr−ng, các điều kiện sinh thái của từng quần xã, quần thể cũng nh− tập quán văn hoá, sinh hoạt của cộng đồng dân c− sống trong nơi mà bức ảnh chụp. Kiến thức chuyên gia sẽ khắc phục đ−ợc những tồn tại máy tính th−ờng gặp phải đó là việc phân loại các kiểu rừng với nhau, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở ven biển và cửa sông, cũng nh− rừng lá kim chỉ phân bố ở vùng ôn đới hoặc ở những nơi có độ cao địa hình lớn, điều kiện thời tiết nhiệt độ t−ơng đối lạnh.
• Ph−ơng pháp nghiên cứu động vật có x−ơng sống ở cạn
Mỗi một nhóm động vật có x−ơng sống ở cạn (chim, thú, bò sát-ếch nhái) có những ph−ơng pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với tập tính riêng của chúng. Nhìn chung để nghiên cứu các nhóm động vật có x−ơng sống ở cạn, các ph−ơng pháp nghiên cứu bao gồm:
- Quan sát trên thực địa: quan sát theo các tuyến, ô định vị. Mỗi tuyến đ−ợc vạch ra có các nét đặc tr−ng cho các sinh cảnh rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Thu mẫu trực tiếp tại khu vực nghiên cứu từ các nguồn khác nhau: đặt bẫy, thu mua mẫu sống và di vật từ dân địa ph−ơng.
- Mẫu thú đ−ợc đo kích th−ớc, giải phẫu và bảo quản ngâm tẩm bằng phormol, cồn. Mẫu vật bò sát-ếch nhái đ−ợc xử lý, cố định tr−ớc tiên bằng dung dịch Formol 4% - 10% sau đó đ−ợc bảo quản trong cồn 700.
- Sử dụng l−ới mờ Mistnet của Nhật (mắt l−ới : 30 mắt/m, cao : 2,6 m, dài : 12m) để bắt chim kích th−ớc cơ thể nhỏ, di chuyển nhanh, th−ờng kiếm ăn ở tầng cây thấp và các bụi rậm có độ che phủ
- Mỗi mẫu vật đều có nhãn ghi với số s−u tầm đ−ợc l−u trong nhật kí thực địa. Định loại các vật mẫu sinh vật trên cơ sở các sách định loại của các tác giả trong và ngoài n−ớc.
- Hồi cứu các kết quả đã có, phân tích, so sánh với các kết quả thu đ−ợc hiện nay để xác định diễn thế của khu hệ và đa dạng sinh học.
Điều tra phỏng vấn nhân dân địa ph−ơng
Nhân dân địa ph−ơng là những ng−ời sống gắn bó với rừng và hiểu biết cặn kẽ về tài nguyên rừng nói chung và thú rừng nói riêng, đã chứng kiến những đổi thay về mọi mặt trong khu vực, đặc biệt họ thấy rõ những thiệt hại do chất độc hoá học rải xuống trong một thời gian dài. Ngoài ra, còn phỏng vấn nhân dân địa ph−ơng trên cơ sở các hình màu của các sách định loại. Nhìn chung, công tác điều tra và phỏng vấn đ−ợc chia làm 2 b−ớc:
B−ớc 1: để đồng bào tự kể tên những loài thú đã săn bắt đ−ợc, hoăc gặp đ−ợc bằng tiếng Kinh hoặc tiếng địa ph−ơng, gợi ý để họ mô tả đặc điểm con thú mà họ biết đ−ợc và những nét khác nhau chủ yếu, nơi gặp và nơi bẫy bắt đ−ợc thú. Độ chính xác cả các thông tin này đạt đ−ợc độ chính xác tới 100% đối với một số loài dễ nhận biết nh− nai, hoẵng, cheo cheo, lợn rừng, hổ … và độ chính xác 50 – 70% đối với những loài mà nhân dân không phân biệt bằng tiếng địa ph−ơng nh−: sóc, cầy, cáo, chuột.
B−ớc 2: Lần l−ợt đ−a ảnh thú để đồng bào nhận dạng và phân biệt bằng tiếng địa ph−ơng.
Qua các b−ớc phỏng vấn điều tra, xử lý thông tin cho thấy những loài thú mà họ đã gặp đạt độ chính xác 90 – 100%.
• Ph−ơng pháp nghiên cứu thuỷ sinh vật
Thu mẫu
- Thu mẫu sinh vật nổi bằng l−ới vớt hình chóp nón, đ−ờng kính miệng l−ới 25 cm, chiều dài l−ới 90 cm. Vải l−ới vớt thực vật nổi cỡ 75 (75 sợi /cm), vải l−ới vớt động vật nổi cỡ 49. L−ới vớt động vật đáy bằng l−ới cào đáy bằng tay, chiều ngang cạnh đáy của miệng l−ới 30 cm, kích th−ớc mắt l−ới cỡ 0,5 mm. Ngoài ra, tại các hốc đá còn thu l−ợm mẫu động vật đáy bằng tay. Mẫu sinh vật nổi đ−ợc cố định trong dung dịch formalin 5%, mẫu sinh vật đáy đ−ợc cố định trong formalin 6-7%.
- Thu mẫu động vật đáy và ấu trùng côn trùng n−ớc bằng các l−ới cầm tay và thu thập bằng tay.
- Mẫu cá, một mặt đ−ợc thu bằng l−ới cầm tay, mặt khác thu mua trực tiếp các ng− dân trên thuyền câu và từ các chợ. Quan sát mẻ l−ới, phỏng vấn các ng− dân và dân địa ph−ơng. Mẫu cá đ−ợc ngâm trong formalin 7-10%.
Phân tích mẫu
- Phân tích định tính các mẫu sinh vật nổi, sinh vật đáy và cá theo các sách định loại của các tác giả Việt Nam và n−ớc ngoài. Các kính lúp soi nổi MBI 10 của Nga và kính hiển vi soi nổi Olympus, Nikoh của Nhật Bản đ−ợc sử dụng để phân tích, định loại vật mẫu sinh vật.
- Phân tích định l−ợng thực vật nổi bằng buồng đếm Goriaev với dung tích 0,0009 ml.
- Phân tích định l−ợng động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov với dung tích 10ml.
- Phân tích định l−ợng động vật đáy đ−ợc tính số l−ợng cá thể thu đ−ợc trên diện tích mặt đáy mà cào đáy đi qua.
• Ph−ơng pháp xây dựng mô hình sinh thái bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý
Gần đây, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật đã triển khai nghiên cứu ứng dụng ph−ơng pháp xây dựng mô hình sinh thái bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý ở Khu Bảo tồn Núi Chúa (Ninh Thuận). Trong các nguồn t− liệu, bên cạnh các thông tin về điều kiện tự nhiên, ảnh MODIS đ−ợc thu từ vệ tinh TERRA là nguồn thông tin đầu vào của mô hình. Các kết quả b−ớc đầu đã cho thấy khả năng thành lập các bản đồ chuyên đề về thảm thực vật, phân bố động vật và bản đồ phân vùng sinh thái ở khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, ph−ơng pháp này vẫn còn một số hạn chế và đang đ−ợc nghiên cứu tiếp tục.