lĩnh vực
thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiện nay thủy điện đang là ngành thu hút nhiều các nhà đầu tư, đặc biệt là từ sau khi có chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh) cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào thủy điện, tuy nhiên vì thủy điện là ngành đầu tư cần vốn lớn nên phải những đơn vị có tiềm lực về kinh tế mới có khả năng đầu tư vào.Vì vậy trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì ngành thủy điện đang là một trong những ngành có số vốn vay tương đối lớn: có hơn 100 dự án thủy điện đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam với tổng số vốn vay gần 46.171 tỷ đồng, dư nợ 25.544 tỷ đồng, chiếm 23,2% dư nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm 2014. Tình hình cho vay các dự án thủy điện tại Ngân hàngBảng 2.1: Tình hình cho vay các dự án thủy điện tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2013 23.857.000 0 854.08 1 3,58 9 tháng đầu năm 2014 25.544.00 0 848.06 1 3,32
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Những năm qua chất lượng công tác thẩm định dự án thủy điện ngày càng được cải thiện nhờ có đội ngũ CBTĐ làm việc hiệu quả, phương pháp thẩm định tiên tiến và đầy đủ, nội dung thẩm định bao quát được toàn bộ dự án... thể hiện ở tỷ lệ dư nợ tín dụng và nợ xấu giảm dần qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.2 : Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của dự án thủy điện 2013 - 2014 tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Biểu đồ dư nợ Dự án thủy điện tại NHPT Vit Nam OX ,<Đ 30,000,000 3 20,000,000 ãe 10,000,000 2013 9 thỏng u nm 2014 Nm D
T biểu đồ ta thấy nợ xấu 9 tháng đầu năm 2014 thấp hơn năm 2013 xấp xỉ 6.000 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đều nhỏ hơn 5% (là mức an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định) và giảm dần từ năm 2013 đến năm 2014, giảm từ 3,58% xuống 3,32%. Qua đó có thể cho thấy cơng tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện
hơn và đạt được những kết quả tốt. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ Ban thẩm định đã rất sát sao trong việc tổ chức thẩm định, đi sâu tìm hiểu về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến ngành, những yếu tố quyết định về hiệu quả của dự án thủy điện để từ đó tham mưu cho Ban tín dụng ra quyết định vay vốn đối với những dự án có tính khả thi cao, thu hồi được nợ nhanh chóng.
Khơ hơ ng đạ t u 2.2.2. Quy trình thẩm định
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay chưa có quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện mà vẫn áp dụng quy trình thẩm định chung cho tất cả các dự án. Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nằm trong Quy trình tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thể hiện qua Sơ
đồ 2.2. Di ễn giải sơ đồ quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải vào sổ và đóng dấu cơng văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Sau khi hồ sơ của chủ đầu tư được vào sổ, đóng dấu cơng văn đến, Ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư. Đơn vị chủ trì thẩm định phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định đồng thời lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện của chủ đầu tư, thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ sơ còn thiếu theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời hạn thông báo cho chủ đầu tư không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
Bước 3: Nhận hồ sơ để thẩm định
Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu cơng văn đến, được chuyển đến đơn vị chủ trì thẩm định để thực hiện thẩm định.
Bước 4: Thẩm định
Đơn vị chủ trì thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định. Cụ thể:
- Ban thẩm định: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm A; tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định dự án, dự thảo văn bản trình Tổng Giám đốc chấp
thuận (từ chối) cho vay đối với dự án; Tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn các dự án nhóm B, C khơng thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm định dự án.
- Ban tín dụng: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo lĩnh vực được phân cơng;
trực tiếp thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay,
thẩm định
tài sản đảm bảo tiền vay đối với dự án nhóm B, C; Tham gia thẩm định
dự án
nhóm A về các nội dung: Hồ sơ dự án, năng lực tài chính và sản xuất kinh
doanh của chủ đầu tư, nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, phương án trả
nợ vốn
vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay và các nội dung khác.
- Ban pháp chế: Tham gia thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay của dự án và các nội dung có liên quan theo đề
nghị của
đơn vị chủ trì thẩm định dự án.
- Ban Nguồn vốn: Tham gia thẩm định dự án theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ngân hàng.
Trong bước thẩm định này nếu có vấn đề nào chưa rõ thì sẽ thơng báo cho chủ đầu tư lập tức bổ sung giải thích .
Bước 5: Lập báo cáo thẩm định
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án xin vay vốn thì Ban chủ trì thẩm định tiến hành lập báo cáo thẩm định. Các đơn vị thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định tại Quyết định số 392/QĐ-NHPT ngày 10/8/2007.
chuẩn Quốc tế
chuẩn Quốc gia
khả thi thì sẽ được duyệt và ra quyết định cho vay, ngược lại sẽ bị từ chối. Sau khi ra quyết định cho vay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập thông báo để báo cho chủ đầu tư biết dự án của mình có được chấp nhận hay không.
2.2.3. Phương pháp thẩm định
Tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay đang sử dụng các phương pháp thẩm định sau:
2.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự thường được áp dụng cho cả quá trình thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án thủy điện. Ban đầu CBTĐ sẽ áp dụng bước thẩm định tổng quát trong việc xem xét giấy tờ, văn bản, chứng từ pháp lý... của hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến để từ đó nắm bắt tổng quát về dự án và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư biết những thiếu sót để bổ sung và sửa đổi.
Tiếp đến CBTĐ sẽ tiến hành đi sâu thẩm định chi tiết vào những nội dung của từng văn bản gửi đến để tiến hành thẩm định căn cứ, cơ sở pháp lý của các văn bản đó, xem xét nguồn cung cấp tài liệu có đáng tin cậy khơng. Căn cứ vào những văn bản mà chủ đầu tư gửi đến để từ đó đối chiếu với các quy chế cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đánh giá tính pháp lý của chủ đầu tư cũng như dự án.