pháp phân tích tình huống, hiệu quả kỳ vọng của dự án có kết quả tính tốn nhu sau:
KNPV = 93.66 triệu đồng; KIRR= 14,22%.
Phuơng pháp này đuợc minh họa tại Phụ lục số 7: Phân tích rủi ro bằng phuơng pháp phân tích tình huống theo quan điểm của tác giả.
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tácthẩm định thẩm định
Trong công tác thẩm định các dự án đầu tu nói chung và các dự án đầu tu vào lĩnh vực thủy điện nói riêng thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là chất luợng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. CBTĐ cần phải có phẩm chất tốt, năng động và sáng tạo, có kiến thức và năng lực chun mơn về phân
tích và lập báo cáo thẩm định, hiểu biết sâu về lĩnh vực đầu tu nói chung và lĩnh vực thủy điện nói riêng. Để đạt đuợc những yêu cầu đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần tập trung vào chiến luợc phát triển nhân lực với những giải pháp cụ thể nhu sau:
> về công tác tuyển dụng cán bộ thẩm định
Một trong những hạn chế lớn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay là đội ngũ CBTĐ không đuợc đào tạo chuyên ngành sâu về lĩnh vực kỹ thuật, đa số cán bộ đuợc tuyển dụng đều có trình độ chun mơn về tài chính, ngân hàng hoặc chuyên ngành kinh tế nên trong q trình thẩm định sẽ khơng thể nắm bắt và thẩm định chính xác đuợc các khía cạnh kỹ thuật của dự án thủy điện. Do đó, để khắc phục hạn chế này thì ngay trong chính sách tuyển dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần thay đổi chính sách tuyển dụng CBTĐ.
Dựa trên nghiên cứu thực tế thẩm định các dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì có thể khẳng định việc tuyển dụng các CBTĐ có trình độ chun mơn đuợc đào tạo từ các ngành kỹ thuật cùng với đội ngũ CBTĐ đuợc đào tạo chuyên ngành kinh tế hiện có là điều cần thiết quan trọng nhằm nâng cao chất luợng thẩm định dự án thủy điện. Bởi lẽ, có thể thấy các dự án đầu tu thủy điện đều là những dự án có số vốn vay lớn, mức độ rủi ro cao lại chiếm một tỷ trọng tuơng đối lớn trong tổng số du nợ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Do đó, nếu cơng tác thẩm định các dự án đầu tu thủy điện khơng đuợc quan tâm đúng mức sẽ có thể làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng.
Sau khi tuyển dụng đuợc đội ngũ CBTĐ đuợc đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật thì ngồi việc tạo cơ chế phối hợp thẩm định giữa những CBTĐ có chun mơn về kỹ thuật với CBTĐ cho chun mơn về tài chính - kinh tế thì cũng có thể tổ chức các lớp học, các khóa đào tạo nhằm huớng dẫn thêm về
nghiệp vụ thẩm định cho những cán bộ kỹ thuật mới này cũng như các cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm trợ giúp các cán bộ kinh tế trong việc các cán bộ này muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực thuỷ điện. Sự hỗ trợ lẫn nhau này sẽ giúp cả hai bên nâng cao khả năng, trình độ thẩm định dự án thuỷ điện, cải thiện chất lượng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
>Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức mới cho đội ngũ CBTĐ
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác thẩm định thì việc tuyển dụng được cán bộ đầu vào có chất lượng chỉ là điều kiện cần, cịn điều kiện đủ chính là khâu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này.
Cơng tác thẩm định nói chung và thẩm định các dự án thủy điện nói riêng ln địi hỏi ở CBTĐ có trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhất định. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển KT-XH thì ngày càng xuất hiện nhiều dự án đầu tư có sử dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nên đội ngũ CBTĐ cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng địi hỏi ngày càng gay gắt của công tác thẩm định. Khơng chỉ có thể, việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBTĐ trước mắt sẽ dần khắc phục được những hạn chế về việc thiếu CBTĐ khâu kỹ thuật của dự án.
>Nâng cao ý thức đạo đức và tâm huyết của cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư
Trong quá trình thẩm định các dự án, đặc biệt là các dự án vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam với nguồn vốn vay ưu đãi, CBTĐ thường xuyên bị tác động chi phối từ những nguyên nhân khác nhau. Để loại trừ khả năng này thì việc nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp của các bộ là điều cần thiết. Khi thẩm định địi hỏi CBTĐ có trách nhiệm, trung thực và tơn trọng nghề nghiệp của mình. Vấn đề đạo đức phần lớn là do bản thân người cán bộ
tự tu dưỡng rèn luyện nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng cần có những chính sách nhất định để động viên tinh thần và tạo động lực cho CBTĐ trong việc giữ gìn đạo đức của bản thân.
Để làm được điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể thực hiện một số các chính sách nhằm động viên tinh thần và tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ nói chung và CBTĐ nói riêng.
Chính sách tiền lương là một trong những chính sách đóng vai trị quan trọng trong việc động viên người lao động nói chung và CBTĐ nói riêng. Tiền lương ở mức phù hợp, khơng q thấp sẽ dễ tạo sự gắn bó giữa cán bộ và công việc. Hơn nữa, tiền lương hợp lý, đảm bảo cuộc sống cịn giúp CBTĐ có được mức sống vừa phải. Do đó, những suy nghĩ tiêu cực, hành động khơng trung thực vì tình hình tài chính khó khăn sẽ được hạn chế.
Bên cạnh chế độ thưởng, chế độ xử phạt nghiêm minh khi có vi phạm cũng là một vấn đề quan trọng. Để động viên tình thần làm việc, phát huy đạo đức trong sáng và đạo đức nghề nghiệp trung thực, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần thực hiện các chính sách như bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chun mơn, nhiệm vụ, tâm lý của người cán bộ để họ có điều kiện phát huy lợi thế bản thân nhằm cống hiến hết mình cho cơng việc. NHPT Việt Nam cũng cần quan tâm tới việc động viên tinh thần đội ngũ cán bộ bằng các chính sách khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần hợp lý cũng như kiểm soát tốt mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ để phát hiện những vi phạm, sai lầm, kịp thời sửa chữa, uốn nắn.